Truyện Kiều
Một định vị về Nguyễn Du cho hôm nay và cho mãi mãi
Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều, tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của Đại thi hào đã trở thành máu thịt của dân tộc, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp, Mỹ, Nga..., cùng với những tác phẩm khác của ông, lại khiến toàn nhân loại phải đi sâu tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Đó là niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
Nói Nguyễn Du, ở thời điểm hôm nay - kỷ niệm 258 năm sinh (1766-2024) là nói đến những kỷ lục mà trước ông và sau ông chưa ai sánh được. Một khối lượng trang viết về ông trên hàng trăm pho sách, hàng chục vạn trang, không lúc nào ngưng nghỉ, trong ngót hai trăm năm, và càng về sau càng dày, càng nặng. Một số lượng người đọc không thể nào tính hết, vì đó là sự cuốn hút khắp mọi tầng lớp cư dân, bất kể địa vị xã hội, bất kể mọi thành phần sang hèn, kể từ một ông vua tự nhận là hay chữ đến mọi tầng lớp bình dân chưa hề biết chữ, trong đó không hiếm những người có thể thuộc lòng hàng nghìn câu thơ Kiều, hoặc có thể đọc ngược rất nhiều đoạn.
Nghiên cứu danh nhân thời trung đại qua nghiên cứu trường hợp danh nhân Nguyễn Trãi
Nghiên cứu danh nhân thời trung đại, trước hết cần thấy được những đặc điểm nổi bật của loại hình danh nhân này để từ đó có quan điểm và phương pháp nghiên cứu thích hợp. Bên cạnh những đặc điểm chung của danh nhân - người nổi tiếng, có công trạng với xã hội, được xã hội ghi nhận - danh nhân thời trung đại có những đặc điểm riêng.
Đến bao giờ, những giá trị cao hoặc đỉnh cao trong Văn học?
Thế nào là tác phẩm hay, là có giá trị cao, hoặc đỉnh cao? Tưởng là dễ mà hóa ra không dễ khi đặt tác phẩm vào môi trường sáng tạo của tác giả và tiếp nhận của công chúng qua thời gian.