Danh nhân văn hóa thế giới
Chất Nghệ trong hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 2 và hết)
Là anh hùng dân tộc, lại đồng thời là danh nhân văn hóa - văn hóa vốn thường là sản phẩm chung, là đóng góp chung của nhiều không gian, nhiều thế hệ, và không chịu được sự phong bế - sự kỳ thị, bất cứ dưới hình thức nào - Hồ Chí Minh đã tạo một từ trường lớn, một vùng phát sóng lớn hấp dẫn những hoạt động tinh thần quý giá của các giới trí thức văn hóa, khoa học, nghệ thuật Việt Nam. Và chính từ hiệu quả của những hoạt động đó, trên hành trình lịch sử của dân tộc thế kỷ XX mà Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu trưng cho sự hội tụ, sự kết tinh và sự tỏa sáng những khát vọng giải phóng, giao lưu và sáng tạo của con người Việt Nam thế kỷ XX.
Chất Nghệ trong hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 1)
Hồ Chí Minh đã hai lần về quê. Những bài nói, bài viết, thư từ cho quê hương Nghệ Tĩnh đã được ghi lại và in thành sách'. Các nhà khoa học còn không ít việc để tính. Các nhà văn, nhà thơ còn nhiều việc để làm. Cả nước cũng như riêng Nghệ - Tĩnh mong có được những công trình nghiên cứu và tác phẩm nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương.
Hồ Chí Minh: Từ làng Sen đến danh nhân văn hóa thế giới
Không phải chờ đến năm kết thúc thế kỷ XX mà ngay từ sau khi qua đời - năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thế giới công nhận như một nhà cách mạng, một lãnh tụ dân tộc có tư chất và tầm vóc một danh nhân văn hóa.
Nhìn lại hành trình 7 năm qua các lục địa của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
Con người ấy, mang tên Nguyễn Sinh Cung, rồi Nguyễn Tất Thành đã trải một tuổi thơ vất vả vào những năm kết thúc thế kỷ XIX, và bước vào thế kỷ XX với một niềm khao khát lớn: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thủa ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy...”.
Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
Nói Nguyễn Du, ở thời điểm hôm nay - kỷ niệm 258 năm sinh (1766-2024) là nói đến những kỷ lục mà trước ông và sau ông chưa ai sánh được. Một khối lượng trang viết về ông trên hàng trăm pho sách, hàng chục vạn trang, không lúc nào ngưng nghỉ, trong ngót hai trăm năm, và càng về sau càng dày, càng nặng. Một số lượng người đọc không thể nào tính hết, vì đó là sự cuốn hút khắp mọi tầng lớp cư dân, bất kể địa vị xã hội, bất kể mọi thành phần sang hèn, kể từ một ông vua tự nhận là hay chữ đến mọi tầng lớp bình dân chưa hề biết chữ, trong đó không hiếm những người có thể thuộc lòng hàng nghìn câu thơ Kiều, hoặc có thể đọc ngược rất nhiều đoạn.