- Khoản tiền lương chưa được thanh toán:
Theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình, trong đó có số tiền lương của những ngày làm việc mà chưa được trả.
Thời hạn chi trả là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp công ty chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất… thì được kéo dài thời hạn trả nhưng không quá 30 ngày.
- Trợ cấp thôi việc:
Căn cứ Điều 46 Bộ luật này nếu đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, người lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc.
Số tiền này thường được các doanh nghiệp trả cùng với tiền lương khi người lao động chấm dứt hợp đồng.
- Khoản tiền phép năm chưa nghỉ hết:
Theo quy định, mỗi năm, người lao động có từ 12-16 ngày nghỉ phép tùy vào tính chất công việc. Do đó, tại thời điểm nghỉ việc mà chưa nghỉ hết số ngày phép năm, người lao động sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (theo khoản 3 Điều 113).
- Trợ cấp thất nghiệp:
Người lao động khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng có thể làm hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nghỉ đúng luật.
Lưu ý: trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phải được gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm thì mới được cơ quan bảo hiểm xã hộichi trả tiền trợ cấp.
Người lao động lưu ý, nếu nghỉ ngang, sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và khi đó, người lao động sẽ phải bồi thường những khoản tiền theo Điều 40 Bộ luật Lao động này, cụ thể:
Không được trợ cấp thôi việc.
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo theo quy định.