Nghề làm bẫy bắt tôm

Võ Việt
Với chiếc xe đạp không phanh, không chuông chất đầy đó và lờ, mỗi ngày họ đi gần 100km khắp các đường làng ngõ hẻm của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Cùng tiếng rao “Đó đây, ai mua đó nào” văng vẳng khắp các vùng quê, những chiếc đó, lờ đặc sản của vùng đất Hưng Yên đã dần đi vào đời sống...
dan-do-8-result-1670210734.jpg
Chiếc xe đạp không phanh không chuông chất đầy đó và lờ là hình ảnh rất đỗi thân quen với người dân khắp các vùng quê Bắc Bộ
dan-do-7-result-1670210734.jpg
Để có được một chiếc đó, người làm nghề phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Nghề đan đó thu hút nhiều lao động, từ người già đến trẻ nhỏ, đàn ông đàn bà đều có thể làm nghề
dan-do-3-result-1670210733.jpg
Làm đó cần sự tập trung cao độ, nên ở làng nghề chỉ có những câu chuyện nhỏ nhẹ. Có người còn ví von ở đây là ngôi làng yên tĩnh
dan-do-2-result-1670210733.jpg
Rời tay cuốc tay cày là người dân ở Tất Viên -  Thủ Sỹ - Tiên Lữ - Hưng Yên lại bắt tay vào việc đan đó, đan lờ tôm, cá. Là nghề truyền thống và hoàn toàn bằng thủ công, đối với người thợ lâu năm lành nghề thì cũng chỉ được 5 chiếc/ngày
dan-do-9-1670211188.jpg
 Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở các vùng chiêm trũng, giá thành không được bao nhiêu nhưng là nghề truyền thống, do vậy người dân ở đây vẫn giữ lấy nghề của cha ông. Cứ đời này qua đời khác, ai ai ở Thủ Sỹ cũng biết chẻ lạt, đan đó, đan lờ
dan-do-5-result-1670210734.jpg
Nguyên liệu chính của đó, rọ, lờ tôm cá là nứa, nguồn nguyên liệu phải nhập từ vùng núi về, nứa mua theo cân. Nứa được pha nhỏ như sợi lạt, kích thước tuỳ theo loại sản phẩm. Khi chiếc đó hoàn thành, người ta đem gác bếp để cho chiếc đó nhanh khô, chống được mối một và cũng bền hơn khi ngâm dưới nước nhiều ngày
dan-do-1-result-1670210732.jpg
Độc đáo của nghề đan đó đấy là xếp đó, không phải ai cũng biết cách xếp đó lên chiếc xe đạp “chuyên dụng”. Mặc dầu được chất đầy đó, lờ trên xe nhưng người điều khiển vẫn không cảm thấy vướng víu khi điều khiển xe. Đó được xếp như một tổ ong, vừa có thể che nắng, che mưa
Võ Việt