Trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi tại Hà Nội:
• Người đại diện hợp pháp cung cấp thông tin: Phụ huynh hoặc người đại diện hợp pháp cho trẻ từ 6 đến dưới 14 tuổi, cũng như công dân từ 14 tuổi trở lên, cung cấp thông tin cần thiết để làm thủ tục.
• Cán bộ thu nhận thông tin: Cán bộ thu nhận thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.
• Thu nhận sinh trắc học: Trẻ em sẽ phải thu nhận sinh trắc học, bao gồm vân tay, mống mắt và ảnh khuôn mặt.
• Đặc biệt, cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học với người dưới 6 tuổi.
Tích hợp thông tin sinh trắc học ADN hoặc giấy tờ (nếu cần):
• Nếu cần, cán bộ thu nhận sẽ tích hợp thông tin sinh trắc học ADN hoặc giấy tờ khác (giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế...).
• Kiểm tra và ký xác nhận:
• Người đại diện hợp pháp hoặc công dân kiểm tra thông tin trên phiếu thu nhận và ký xác nhận.
• Thu lệ phí và in giấy hẹn trả kết quả (nếu cần).
Quá trình làm thủ tục chỉ mất khoảng 10-15 phút, giúp tiết kiệm thời gian cho cả gia đình. Đối tượng được cấp thẻ căn cước bao gồm cả trẻ em từ 6 đến 14 tuổi. Thông tin ADN được sử dụng để xác minh danh tính trong những hoàn cảnh éo le như thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn, hỗ trợ nhận diện người thân và góp phần dự phòng biến cố, bình ổn xã hội.
Công tác làm sạch dữ liệu và cấp thẻ căn cước cho gần 6% công dân trong độ tuổi đang gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã đăng ký dịch vụ công và đồng bộ thành công có mã hồ sơ, nhưng khi thực hiện các bước tiếp theo thì không thấy hồ sơ để thực hiện, chưa thể truyền hồ sơ đi Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).
Điểm mới cấp thẻ căn cước
Từ ngày 1/7, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới so với Luật Căn cước công dân 2014, trong đó, chuyển từ cấp Căn cước công dân sang Thẻ Căn cước; cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch, khi người dân đi làm thẻ căn cước, công an sẽ lấy dữ liệu sinh trắc học mống mắt, vân tay và ảnh khuôn mặt (từ đủ 6 tuổi trở lên).
Chỉ khi người dân có nhu cầu đổi sang thẻ căn cước thì mới bắt buộc phải thu thập mống mắt. Đối với căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, người dân vẫn sử dụng bình thường, không bắt buộc phải thu thập mống mắt để bổ sung. Nếu công dân đã được cấp thẻ căn cước công dân trước 1/7 vẫn muốn bổ sung mống mắt thì có thể đến cơ quan công an làm thủ tục cấp thẻ căn cước để đăng ký. Về quy trình thu nhận mống mắt tương tự như khi cấp mới.
Luật Căn cước không chỉ đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa trong việc phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số.
Mời các bạn xem thêm video mà chúng tôi thực hiện nhanh tại CAQ Bắc Từ Liêm