Làm thế nào để định hướng cho trẻ nhận thức được giá trị bản thân, bộ giá trị cốt lõi?

Việc định hướng cho con, hay chuẩn bị hành trang về kiến thức cũng như kỹ năng trước khi con bước vào ngưỡng cửa đại học luôn là vấn đề các bậc cha mẹ luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Tham dự tại một buổi họp Phụ huynh cuối năm của con gái học lớp 11, nhận thấy tuy đã chuẩn bị lên đến lớp cuối cấp mà các con vẫn chưa chọn được cho mình theo ngành nào, trường nào? Bản thân Phụ huynh tuy cũng đã từng có các anh chị lớn thi ở các khóa trước nhưng cũng không nắm được hết những quy định mới của Bộ GDĐT.

nlntv-1978b58e101d3630ed371d8ad34cbf2f-1653194187.jpg
Các con học sinh cuối cấp 2

Việc định hướng cho trẻ cần có thời gian dài, nên định hướng phát triển cho các bạn từ cấp 2 – cấp 3: Để có thể sẵn sàng trên bậc đại học hay trên chặng đường cuộc sống sau này, ngoài việc con cần phải có điểm học thuật tốt, khả năng ngôn ngữ thành thạo, điều quan trọng nhất chính là con phải phát triển nhận thức bản thân. Chỉ khi con trả lời được cho câu hỏi Mình là ai? Mình sở hữu những giá trị gì? Mình muốn trở thành người như thế nào? Và mình thể hiện ra sao?.. thì con mới có thể tự tin xác định mục tiêu, cam kết theo đuổi mục tiêu và hạnh phúc với kết quả mình đạt được.

* Khai phóng bản thân và xây dựng thương hiệu cá nhân

* Tư vấn và xác định ngành nghề

* Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa

* Xác định mục tiêu trong nước hay du học?

* Chuẩn bị hồ sơ du học từ sớm và triển khai chiến lược ứng tuyển Du học – Học bổng trường TOP (nếu đi du học)

nlntv-562b805f890949571018-1653194300.jpg
Buổi họp phụ huynh cuối năm của khối 11 trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội
nlntv-9-d3ebb9696c55a4b637f3cf01f799f370-1653194337.jpg
Các Phụ huynh nghe tổng kết năm học lớp 11 và định hướng cho con lớp 12

Việc định hướng cho con, hay chuẩn bị hành trang về kiến thức cũng như kỹ năng trước khi con bước vào ngưỡng cửa đại học luôn là vấn đề các bậc cha mẹ luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy bố mẹ cần phải chuẩn bị gì khi:

* Đã định hướng cho con đi Du học?

* Đã định hướng cho con đi học Đại học Quốc tế ở Việt Nam?

* Đang băn khoăn giữa các lựa chọn, cần định hướng để có thể chuẩn bị một  cách tốt nhất cho con kể cả khi con đi du học hay học trong nước?

Bên cạnh 02 yếu tố trước giờ vẫn được nhắc đến rất nhiều là Thành tích học thuật và Tiếng Anh, thì hiện nay các bậc phụ huynh đã có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến đẩy mạnh việc Phát triển bản thân và cho con Tham gia hoạt động ngoại khóa.

nlntv-e76b97d59e835edd0792-1653194382.jpg

Theo ông Leo Lê – Giám đốc trung tâm tư vấn du học và hướng nghiệp GPA chia sẻ: “Nếu nền giáo dục ở các nước đang phát triển như Việt Nam đào tạo một học sinh giỏi thì ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada,… nền giáo dục tập trung đào tạo ra một công dân tốt để có thể đóng góp cho cộng đồng, và họ bắt đầu từ việc huấn luyện phát triển bản thân, bộ kỹ năng xã hội từ nhỏ cho học sinh. 

Khi con chưa nhận thức về bản thân, hay không có bộ giá trị cốt lõi, việc con bước vào một môi trường mới, gặp những con người cực kỳ tự tin và độc lập, khi con cố gắng hòa nhập bằng việc thay đổi bản thân theo phong cách ở nước đang sống để làm hài lòng các bạn xung quanh, con sẽ dễ dàng quên mất mình là ai và mình có những gì. 

nlntv-2a6da5dfac896cd73598-1653194430.jpg
 

Ngược lại, khi con hiểu và biết cách thể hiện bản thân, những giá trị mình có một cách chính xác, đó sẽ không chỉ là công cụ để con chinh phục các nhà tuyển sinh mà là bàn đạp để sau này, khi đi du học, con có thể tự tin giới thiệu mình ra thế giới, hòa nhập với cộng đồng mà không hòa tan, không mất đi giá trị cốt lõi của chính mình".

Khi con chưa có mục tiêu rõ ràng thì phải làm sao?

Việc phụ huynh và học sinh ở giai đoạn từ Cấp 2 đến giữa Cấp 3 băn khoăn không biết nên đi học ở đâu là điều rất bình thường. Vấn đề này đi ra từ 2 lý do: gia đình không có thông tin để tìm hiểu hoặc vì có quá nhiều thông tin nên không biết xử lý sao cho phù hợp với gia đình mình.  

- Xét trên phương diện học thuật, dù con học ở Việt Nam hay học ở nước ngoài, điểm số rất quan trọng: Nó phản ánh năng lực của học sinh, và hơn cả chính là tính kỷ luật cá nhân của học sinh khi các bạn có trách nhiệm phải học 12-13 môn học. Việc con duy trì thực hiện nghĩa vụ của học sinh trong học tập, cả môn mình thích lẫn không thích, sẽ giúp con nâng cao khả năng kỷ luật quản trị bản thân, chuẩn bị cho những vai trò và trách nhiệm sau này, khi con học cao hơn hoặc ra trường đi làm. Bên cạnh đó, nó còn là cơ hội để con học cách phối hợp với người khác (giáo viên, bố mẹ, bạn bè, thầy cô huấn luyện) để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Điều quan trọng đó là thái độ đối với việc học Tiếng Anh: giỏi Tiếng Anh không phải là đích đến mà là một công cụ hỗ trợ con chinh phục những đích đến: học tập, tiếp thu kiến thức, hòa nhập cộng đồng, đi du học và đi làm ở nước ngoài. Nếu con hình thành lối suy nghĩ giỏi Tiếng Anh là đích đến cuối cùng, con sẽ bị ngại khi mình nói không tốt hay trở nên kiêu căng khi biết các bạn khác nói kém hơn mình. 

Không có bất kỳ một giảng đường nào dạy cho con biết con là ai, con giỏi về lĩnh vực nào, điều gì làm cho con vui hay năng lượng tích cực trong cuộc sống của con là gì. Đó là một quá trình tự thân các bạn học sinh phải đi, phải tự khám phá sâu vào nội tâm của chính mình với sự giúp đỡ, đồng hành của mọi người xung quanh, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè.

Và đây là những bước định hướng để các con và phụ huynh tham khảo:

1. Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn ngành nghề: chạy theo số đông, phong trào,.. Chúng ta nên chọn ngành phù hợp theo sở thích và khả năng của bản thân.
2. Đánh giá năng lực của bản thân: hãy theo dõi điểm của trường theo từng ngành, khoa mà bạn đang nhắm đến ở các năm trước và xem xét điểm của bạn đang thuộc ngưỡng nào để có định hướng rõ ràng hơn cho bản thân trong việc chọn lựa nhé.
3, Tìm hiểu thông tin về ngành học một cách chi tiết và chính thống. Chúng ta có thể lên web của các trường đại học để đọc về đào tạo của các ngành và lấy thông tin chính xác nhất.
4 Tận dụng mạng xã hội để like fanpage của các ngành mình yêu thích để có thông tin hàng ngày. Sau đó hãy đọc chúng, nếu bạn cảm thấy say mê, thích thú thì bạn đã chọn được ngành phù hợp rồi đó và ngược lại.
5. Liên hệ với sinh viên đi trước để học hỏi các kỹ năng, kiến thức và nghe tư vấn từ các anh chị để hiểu rõ và sâu hơn về ngành học mà mình định lựa chọn.

Chúc các bậc phụ huynh và các con có những lựa chọn đúng đắn nhất!

Huyền Anh