Đặc biệt, trong bối cảnh những năm tới đây, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế từ "nâu" sang "xanh", xác định đẩy mạnh CBCT trở thành một trong ba trụ cột chính của ngành công nghiệp, là động lực cho phát triển kinh tế. Và như vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp CBCT của tỉnh đương nhiên cũng sẽ tăng dần.
Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh xác định phải đạt ba đột phá trong công nghiệp CBCT, gồm: thu hút tổng vốn đầu tư, tốc độ giá trị gia tăng ngành công nghiệp CBCT; tỷ trọng đóng góp của công nghiệp CBCT trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và thu ngân sách địa phương; thu hút lao động chất lượng cao gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số thông qua phát triển công nghiệp CBCT.
Từ định hướng trên, khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc đề án "Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" cho thấy, nhu cầu lao động cần có của tỉnh năm 2021 là 742,77 nghìn lao động, năm 2025 là 798,28 nghìn lao động và đạt 874,25 nghìn vào năm 2030.
Trong đó, ngành công nghiệp CBCT dự báo đến năm 2025 cần khoảng 128.767 lao động và đến năm 2030 cần khoảng 178.455 lao động; nhu cầu lực lượng lao động có chứng chỉ nghề trở lên của ngành CBCT cần khoảng 96.517 người năm 2025 và 141.711 người năm 2030.
Tập trung ở một số lĩnh vực như: công nghiệp thông tin và truyền thông, công nghiệp ô tô, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thời trang...
Vậy giải pháp nào để hiện thực hóa được mục tiêu trên cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới?
Câu hỏi này đang được các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nỗ lực đưa ra câu trả lời. Cụ thể, tỉnh đang xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Cùng với đó là quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, hướng đến xây dựng các trường chất lượng cao, thực hiện đào tạo các chương trình của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận trình độ đào tạo nghề các nước ASEAN-4, phục vụ phát triển ngành công nghiệp CBCT.
Tỉnh cũng đang đưa ra các giải pháp đẩy mạnh gắn kết giữa 3 nhà (nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp) trong đào tạo và giải quyết việc làm đáp ứng thị trường lao động. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động truyền thông để nhân dân và những người trong độ tuổi lao động nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, cũng quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa, chăm lo đời sống cho công nhân, người lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, tạo những điều kiện thuận lợi nhất nhằm khắc phục những khó khăn, hỗ trợ người lao động để người lao động yên tâm làm việc...
Liên quan đến vấn đề đang được quan tâm này, Tiến sĩ Hoàng Hùng Thắng, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Quảng Ninh chia sẻ rằng với vai trò là một trường đại học kỹ thuật đầu tiên đóng trên địa bàn tỉnh, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh luôn bám sát mục tiêu phát triển của tỉnh và nhận thấy vai trò then chốt của việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp CBCT.
Thời gian qua, nhà trường đã mở rộng các mô hình cơ sở đào tạo, dạy nghề chất lượng cao, ưu tiên các lĩnh vực ngành nghề đang thiếu như công nghiệp CBCT, du lịch, dịch vụ...; tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau đào tạo với doanh nghiệp, động viên mọi thành phần kinh tế tham gia.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng đào tạo kỹ năng, tay nghề của người học cũng như kết hợp hài hòa giữa đào tạo, đào tạo lại với thu hút nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô, chất lượng dân số trong khu vực.
Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến hoạt động liên kết với các doanh nghiệp, nhằm nâng cao tính ứng dụng của các chương trình đào tạo, đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh và khu vực phục vụ phát triển ngành công nghiệp