Đặc sắc lễ hội Kin Pang ở Than Uyên

Lễ Kin Pang - một hình thức tâm linh diễn xướng, là nghi lễ thỉnh (cầu) các đấng thần linh về chữa bệnh, xin con nuôi, ban phát tài lộc, sức khỏe cho bà con bản mường... Đồng thời qua lễ, bà con mong cầu một năm mùa màng bội thu, vạn vật tốt tươi... Trải qua thời gian, Kin Pang Thái Đen Than Uyên đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
kin-pang-26-1693824642.jpg

Cứ vài năm một lần, thầy mo tổ chức lễ hội Kin Pang để tạ ơn thần linh và âm binh đã phù trợ con người có được cuộc sống bình yên, khỏe mạnh. Lễ hội có nhiều nghi lễ, trò diễn, điệu múa thiêng, phản ánh những quan niệm tín ngưỡng và tư duy sáng tạo phong phú của người Thái Đen

kin-pang-6-1693824639.jpg

Để chuẩn bị cho lễ hội Kin Pang, ngoài rượu, thịt và các sản vật dâng cúng, thầy mo và các con nuôi phải dựng cây vũ trụ, tiếng Thái gọi là “sặng pang”. “Sặng pang” được làm bằng các vật liệu sẵn có trong thiên nhiên như cây tre, cây chuối và các loại hoa rừng như “bó mạ”, “bó mạy”

kin-pang-28-1693825367.jpg

Họ còn trang trí lên cây hoa những “hôông mạy” được tết bằng chỉ màu tượng trưng của cải, những con ve sầu bằng giấy tượng trưng cho sản vật thiên nhiên, những chùm “khăn pụa” làm cầu nối trần gian với thế giới của các thần linh.

kin-pang-2-1693824639.jpg
Trong lễ Kin Pang, thầy mo phải sửa soạn nhiều mâm lễ để cúng tổ nghề, âm binh, linh hồn của các quan tạo mường, tạo bản và thần linh cai quản núi, rừng, sông, suối…
kin-pang-3-1693824639.jpg

Mở màn cho lễ hội Kin Pang là nghi lễ “Thỉnh đoàn quân mo”, thầy mo thỉnh âm binh nơi “Đẳm Một” về ngự quanh đàn lễ để bảo vệ và phù trợ cho thầy, không cho các ma xấu đến quấy rầy, phá hoại.

kin-pang-9-1693825655.jpg

Trong lễ hội Kin Pang, các điệu múa, trò diễn tạo nên tính hấp dẫn, vui nhộn. Mở đầu là điệu múa “tằng bẳng”. Các con nuôi mỗi người một ống tre đứng thành hai hàng, mặt đối mặt, cùng nhau nện ống tre xuống sàn gỗ tạo âm thanh vang vọng giữa đại ngàn. Âm thanh ấy được người Thái coi là tiếng sấm, gọi mưa về tưới mát nhân gian, cho cây cối tốt tươi, nhà nhà no đủ.

kin-pang-12-1693824640.jpg

Trên hành trình đi tìm hồn người ốm, thầy mo phải nhờ thuồng luồng giúp ở dưới nước, nhờ voi chúa giúp ở trên rừng, nhờ con khỉ tìm hồn trên cây, nhờ người Xá chỉ đường mách lối, dỗ dành ma cà rồng không tìm hại người… Trong lễ hội Kin Pang, thầy mo dùng tài phép của mình thỉnh mời các thế lực này về vui hội, với các trò diễn “Hồn người bị rơi xuống nước, Bị ma xuống mò nhặt”; “Khỉ dọc khe bắt cua, Lên núi ăn quả vải, quả sung”; “Ma lớn hút máu người” như sự tri ân của thầy và các con nuôi 

kin-pang-16-1693824641.jpg

Trò diễn thầy mo chữa bệnh, được tái hiện qua các hoạt cảnh người mắt mù, hai tay phải quờ quạng, nhờ thầy mo cúng chữa mà mắt sáng lại; người tai điếc không nghe thấy gì nhờ thầy mo cúng chữa mà nghe tỏ tường; người bị bệnh thấp khớp không đi lại được cũng nhờ thầy mo cúng chữa mà bình thường trở lại. Những hoạt cảnh chữa bệnh tạo không khí vui nhộn, xóa tan sự lo âu về bệnh tật của những người tham dự, đồng thời phản ánh quan niệm của người Thái Đen về công lao của thầy mo đối với cộng đồng

kin-pang-18-1693824641.jpg

Khi bệnh tật được xua tan, con người trở về cuộc sống đời thường. Trò diễn trâu cày ruộng được thực hiện bởi những người đàn ông, họ sử dụng những thân cây chuối, giả làm trâu thực hiện các động tác cày bừa. Kết thúc trò diễn, hai người chơi dùng cây chuối đâm vào nhau tạo nên màn trêu đùa “trâu húc nhau”. Hay còn được gọi là điệu múa sinh thực khí, tiếng Thái gọi là “Xe quây luông”. Những người đàn ông sử dụng những thân cây chuối giả làm của quý của mình, họ vừa uốn éo thân mình vừa chạy đi đâm “của quý” vào những người phụ nữ mà họ gặp. Điệu múa mang đậm tính phồn thực phản ánh ước vọng của người Thái Đen về sự sinh sôi nảy nở của muôn loài

kin-pang-10-1693824641.jpg
Sau các điệu múa và trò diễn, thầy mo và các con nuôi dùng vải thổ cẩm quấn quanh cây sặng pang. 
kin-pang-21-1693824640.jpg
Tiếp theo là, thầy mo hát dâng rượu cần, nội dung lời hát mộc mạc nhưng thành kính:
kin-pang-17-1693824640.jpg

Khi âm binh và các quan Tạo đã về đông đủ, thầy mo hành lễ “Điểm Mâm”. Tiếng sáo cất lên, thầy mo tay cầm quạt vái 3 vái rồi cất lời hát điểm mâm lễ vật

kin-pang-25-1693826385.jpg
Cuối cùng, thầy mo tiến hành làm lễ “Giả áo”, tiếng Thái gọi là “Cọp sửa” và tiến hành hạ lễ. Thầy mo sẽ tắm rửa cho chủ áo, sau đó chủ áo sẽ đem áo về để cất. Đây là hoạt động nhằm để chủ áo mạnh khỏe, bình an, phát tài, phát lộc
kin-pang-27-1693824641.jpg
Than Uyên là một trong những nơi người Thái cư trú đông đúc với nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Lễ hội Kin Pang là lễ hội quan trọng và có sức lan tỏa lớn nhất trong cộng đồng người (Thái Đen).
Võ Việt