Độc đáo lễ “Mừng cơm mới” của người Khơ Mú Than Uyên

Võ Việt
Chào mừng Tết Độc lập 2/9 và Ngày hội Văn hoá, Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên lần thứ XII, Tuần Văn hoá – Du lịch năm 2023, tại không gian Văn hoá dân tộc Khơ mú huyện Than Uyên ( Lai Châu) diễn ra Lễ hội “Mừng cơm mơi” của người dân tộc Khơ Mú.
lua-moi-21-1693564215.jpg

Người Khơ Mú ở Than Uyên cư trú tập trung ở các bản Thẩm Phé – xã Mường Kim, Bản Mè – xã Ta Gia và các bản Noong Ỏ, Noong Ma – xã Tà Hừa. Văn hóa truyền thống của người đồng bào là văn hóa nương rẫy, văn hóa tre trúc và một số đặc trưng phản ánh qua phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội dân gian.

lua-moi-3-1693564213.jpg

Trong một chu kỳ canh tác nông nghiệp, sau khi đã thu hoạch xong mùa màng, các gia đình dâng cúng lên tổ tiên những hạt nếp cốm mới với nhiều sinh hoạt cúng tế và vui chơi độc đáo. Mỗi gia đình tổ chức lễ cơm mới trong một ngày. Gia đình này nối tiếp gia đình khác tạo nên một mùa lễ hội – Lễ hội Cơm mới, người Khơ Mú ở bản Thẩm Phé gọi là Giát Hả Mả Mía.

lua-moi-20-1693564215.jpg

Để chuẩn bị cho lễ hội Cơm mới, ngoài cốm mới, người ta phải chuẩn bị nhiều lễ vật dâng cúng như rượu cần, rượu cất, 1 đôi gà trống hoa, xôi trắng, xôi đỏ, các loại rau cùng các sản vật của núi rừng như cá, cua, chuột, sóc…

lua-moi-5-1693564210.jpg

Mở màn cho lễ hội Cơm mới là nghi lễ “Thỉnh mời tổ tiên”, ông chủ lễ kính cẩn mời tổ tiên về dự và khấn kể về nguồn gốc của lễ hội:

lua-moi-19-1693564214.jpg

Tiếp theo, ông chủ lễ khấn kể về quá trình khai khẩn và gieo trồng nương rẫy: Chặt cây to làm rẫy Phát cây nhỏ làm nương Châm lửa to lên đốt Lửa tắt để lại than Lửa tàn còn tro bụi ... Lấy thóc giống lên gieo Gieo 4 ngày mới hết Trồng 5 ngày mới xong Ánh sáng tắt mới tan Mặt trời tàn mới nghỉ

lua-moi-2-1693564212.jpg

Trong bài cúng, ông chủ lễ cũng nhắc đến công ơn của tổ tiên đã phù hộ con cháu, giúp con cháu trông nom nương rẫy, cây trồng: Bố mẹ đẳm đi trông Bố mẹ đẳm đi giữ Không cho chuột bới ra Không cho sóc gắp mất ... Gà gáy thì mưa sa Trồng xong thì mưa xuống Ba ngày thóc nẩy mầm Bốn ngày mọc khỏi hố Mọc tua tủa như măng ... Đến tháng bông lúa trổ To như bắp măng lau Lợn rừng không đến ăn Hươu nai không đến phá Chim sẻ không cắn cọng Chim chích không cắn bông

lua-moi-6-1693564210.jpg

Tiếp theo là nghi thức mời cơm. Ông chủ lễ một tay vít 2 cần rượu mồi cho rượu chảy ra rồi khấn mời tổ tiên hưởng lễ: Mời ông đẳm bà đẳm Ngoảnh mặt, liếc mắt sang Về uống rượu, ăn cơm Theo các con, các cháu ... Ăn gà to, gà lớn Ăn rượu cất, rượu cần Ăn cả chuột, cả sóc Ăn cả măng, cả rau ... Nước luộc gà ăn ngọt Ăn cơm nương trắng ngần Ăn quả mướp trên dây Ăn canh bí trên giàn Ăn măng bương búp lớn Gạo cốm thì bốc tay Cơm cốm thơm miếng dẻo Cuối cùng, ông chủ lễ khấn xin tổ tiên tiếp tục phù hộ cho gia đình được mọi điều tốt đẹp: Làm việc gì cũng được Nghĩ việc gì cũng nên Gom bạc được bạc nén Gom vàng được vàng mười Tiền bạc chạy vào hòm Thóc lúa chạy vào cửa Nuôi lợn có nghìn chân Nuôi chó có nghìn đùi Nuôi vịt có nghìn trứng Nuôi gà có nghìn con Nuôi dê cho thành đàn Trâu bò đầy gầm sàn Xoong nồi đầy gian bếp Nói cho có người nghe Nói người Xá nể mặt Nói người Thái nể lời

lua-moi-11-1693564211.jpg

Nghi thức thứ hai trong chuỗi các nghi lễ là nghi thức cầu may, bà chủ nhà bưng chõ xôi đỏ có 2 đồng tiền trong đó ra giữa nhà. Chõ xôi được đổ xuống đất kèm theo câu nói của bà chủ nhà: “Ăn nên làm ra nhớ”. Mọi người chen nhau vào bới đồng tiền với hi vọng năm tới sẽ khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.

lua-moi-10-1693564213.jpg

Tiếp theo là nghi thức phát lộc. Ông chủ nhà bưng đĩa gạo cốm, trong đó có 5 đồng tiền. Ông vừa cất lời chúc mọi người may mắn, vừa vốc cốm quãi ra xung quanh 5 lần. Cuối cùng ông cầm cả đĩa gạo cốm vung cho gạo cốm vãi ra khắp nhà. Người Khơ Mú tin rằng những đồng tiền đó rơi trúng vào ai thì người đó năm tới sẽ được may mắn.

lua-moi-13-1693564214.jpg

Nghi thức cuối cùng trong chuỗi nghi lễ là nghi thức hát mừng cơm mới. Một bà lão phúc hậu sẽ đại diện dân làng hát mừng gia đình năm qua được mùa: Ơi người bản mình ơi! Nay về đây vui vầy Nâng chén rượu thật đầy Mừng được mùa, no đủ ... Thóc đã về đầy bồ Lúa đã về đầy kho Rượu cần ngọt đã mở Đĩa cốm thơm đã bày

lua-moi-16-1693564214.jpg

Trong lễ hội Cơm mới, các trò chơi, điệu múa tạo nên tính hấp dẫn, vui nhộn. Mở đầu là vũ điệu Hưn mạy. Khi bài hát nghi lễ kết thúc, dân bản cùng đứng dậy múa. Họ sử dụng chiếc đàn nứa Hưn mạy vừa làm đạo cụ, vừa làm nhạc cụ tạo âm thanh đệm cho điệu múa.

Võ Việt