Trong tự nhiên, các loài có thói quen di cư hoặc có phạm vi hoạt động rất rộng dẫn đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong. Nhưng loài lười không bao giờ rời khỏi ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ, giúp chúng tránh được rủi ro khi do di cư.
Dạ dày của lười có cấu tạo đặc biệt với bốn ngăn, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Lười có chu kỳ sinh sản tương đối dài và chỉ sinh một con mỗi lứa. Tuy nhiên, con non có khả năng tự lập sớm và có thể đi kiếm ăn cùng mẹ sau vài tuần.
Lười có bộ lông màu xanh lục do lớp tảo ở bên ngoài giúp chúng hòa mình vào tán cây, trở nên khó phát hiện đối với kẻ săn mồi. Ngoài ra, con lười dành cả đời ẩn mình trên ngon cây cao nên rất ít ai phát hiện ra. Thói quen sinh tồn này giúp chúng tránh được hầu hết các loài săn mồi trên mặt đất.
Một lý do khác nữa là một con lười trưởng thành chỉ nặng khoảng 5kg, nếu bỏ đi lượng lông và xương dày thì phần thịt còn lại chỉ còn 1-2kg. Đây rõ ràng không phải là một mục tiêu săn mồi lý tưởng đối với các loài ăn thịt.
@nhanlucnhantai Chậm nhất thế giới, vì sao loài lười không bị tuyệt chủng? #nlntv #thegioidongvat #dongvat #dongvathoangda #loailuoi #tuyetchung ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt