8 loại binh khí cổ ‘bách chiến bách thắng’ của Việt Nam?

Theo quan niệm của người xưa, binh pháp bát bửu - tên gọi của một bộ đồ thờ gồm 8 loại binh khí cổ, là vật phẩm tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, được bày trong các đình, đền, chùa ở Việt Nam thể hiện sự uy nghi, trang nghiêm. Tám vũ khí bao gồm mâu, đao, thương, chấp, kính, chùy, trượng, mác.

Trong đó, mâu còn được gọi là bát xà mâu, được gia công bằng đồng, có hình dáng ngoằn ngoèo như con rắn đang bò, đầu nhọn.

Đao còn gọi được gọi là long đao, là loại binh khí dùng để chém, phần đầu có bản rộng, sắc, cong về một phía, mũi nhọn.

Thương có cán dài, mũi thương nhọn, sắc, thuôn, dùng để đâm.

Chấp, là loại binh khí mà ở phần đầu có tiết diện nhỏ, hình vuông, hai bên có hai mũi phụ nhọn hai đầu.

Kích có hình dáng giống như chấp, nhưng chỉ có một mũi phụ ngắn.

Chùy là loại binh khí mà phần sát thương là một quả cầu và có gắn thêm một mũi nhọn ở phía trên.

Trượng là cây gậy có một hay nhiều vòng kim loại ở một đầu, thường được dùng như pháp khí trừ tà.

Mác là loại vũ khí có phần đầu nhọn, ngạnh sắc ở một hoặc hai bên.

@nhanlucnhantai 8 loại binh khí cổ ‘bách chiến bách thắng’ của Việt Nam? #nlntv #khampha #binhkhi #binhkhico #bachchienbachthang ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV