Cận cảnh đàn voi rừng ở Nghệ An những năm gần đây

Quần thể voi hoang dã ở Nghệ An có 14 - 16 con được phân bố nhiều nơi và có nguy cơ suy giảm về số lượng, song nhà chức trách chưa thể sáp nhập do khoảng cách địa lý ở các đàn rất xa.
voi-rung-nghe-an-1-1693534438.jpg
Cuối tháng 10/2022, hai mẹ con voi rừng liên tục xuất hiện tại khu rừng mét, keo của người dân ở xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Chúng ở lại qua đêm cho đến khi bị người dân xua đuổi mới chịu quay lại rừng.
voi-1693535010.png

Ngày 21/10/2018, hai con voi được cơ quan chức năng ghi nhận khi xuất hiện tại bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An).

voi-4-1693535283.jpg

Con voi cái tại vườn quốc gia Pù Mát được người dân dùng điện thoại chụp lại năm 2016.

voi-rung-3-1693535433.jpg

Đàn voi rừng phá vườn mía của người dân huyện Anh Sơn, năm 2014.
ntnl-1693535757.jpg
Đàn voi sáu con xuất hiện tại vườn cây của người dân huyện Thanh Chương năm 2016.
buo-chan-voi-1693536153.jpg
Voi để lại bước chân khi đi qua ruộng lúa ở xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp, năm 2022.
voi-rung-nghe-an-anh-6-1693536255.jpg

Nghệ An có từ 14 đến 16 voi hoang dã (đứng thứ ba cả nước sau Đăk Lăk và Đồng Nai). Trong đó vùng lõi và vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát (nằm trên 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương) có 3 đàn, 11-13 con; xã Bắc Sơn (Quỳ Hợp) có một con và huyện Quỳ Châu hai con. Do sinh cảnh bị thu hẹp, các khu rừng nguyên sinh bị chuyển sang rừng sản xuất nên voi thường xuyên di chuyển vào vườn nhà dân ăn hoa màu. Trong ảnh, cá thể voi đực xuất hiện tại huyện Anh Sơn, năm 2018.

hien-truong-voi-chet-2889-1676542550-1693536470.jpg

Tuy nhiên, trưa 16/2/2023, người dân phát hiện một xác voi trong trạng thái phân hủy mạnh được phát hiện tại khu rừng tự nhiên ở xã Châu Phong, huyện miền núi Quỳ Châu. Nhà chức trách nhận định con voi mẹ đã già tuổi, từng xuất hiện tại khu dân cư ở xã Châu Phong hồi tháng 10-12/2022.

oi-rung-nghe-an-9-1693536619.jpg

Cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, trong số 5 đàn voi, đàn ở xã Phúc Sơn (Anh Sơn) là tốt nhất với 8-9 con và có khả năng phát triển, vì có con đực, con cái. Đàn voi sinh sản được 2 con vào năm 2013 và 2016. Các đàn khác đều là cá thể đơn lẻ nên không thể tăng số lượng. Theo đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020, điều chỉnh đến 2025, một trong số các mục tiêu là bảo tồn nguyên hiện trạng và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã; ngăn chặn xung đột giữa voi với người. Để thực hiện, giải pháp là tổ chức di chuyển, tái nhập đàn đối với những cá thể đơn lẻ.

voi-tren-duong-tinh-lo-nghe-an-1693537467.jpg

Để voi sinh sản, tránh nguy cơ suy giảm, việc sáp nhập đàn đã được chính quyền Nghệ An lên kế hoạch, tuy nhiên gặp khó vì khoảng cách địa lý giữa các đàn rất xa. Phải mất hai ngày đường, vượt qua nhiều sông suối thì voi từ Quỳ Châu, Quỳ Hợp mới tới được vườn Pù Mát. Hoặc voi cái sống đơn lẻ ở khu vực xã Chi Khê, Lục Dạ (Con Cuông) muốn nhập với đàn ở Phúc Sơn (Anh Sơn) lại bị ngăn cách bởi sông Giăng.

voi-vao-nha-dan-tim-thuc-anjpg-1693537900.png

Cơ quan chức năng đã tính đến phương án bắn thuốc mê, bắt voi thả vào đàn khác, nhưng biện pháp này cũng rủi ro. Bởi sau khi bắn thuốc mê cho tới lúc thuốc có tác dụng thì voi đã chạy được quãng đường dài, có thể bị rơi xuống vực nếu bị mê trên đoạn đường hiểm trở, vực sâu. Cũng có thể con vật chạy vào rừng sâu mất dấu, hoặc nếu phát hiện thì cũng không có đường để phương tiện tiếp cận di chuyển voi. Trong ảnh là con voi vào một nhà dân tìm thức ăn ngày 11/6/2023 ở xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp.

 

Hải Chi