II - Trần Quốc Tuấn và tư tưởng "Lòng dân không chia, cả nước góp sức đánh giặc" – nền tảng của chiến tranh nhân dân
Nước ta đất không rộng, người không đông, tiềm lực hạn chế, lại luôn phải đối phó với sự xâm lăng của các quốc gia lớn mạnh hơn mình gấp bội. Muốn đứng vững, tồn tại và phát triển với tư cách là một nước độc lập, tự chủ, không bị đồng hóa, không bị thôn tính và biến thành nước chư hầu của phong kiến phương Bắc, cộng đồng người Đại Việt phải đoàn kết chặt chẽ, lựa chọn kế sách, tìm ra nghệ thuật giành thắng lợi trước ngoại xâm.
Vào thế kỷ XIII, trong 30 năm (1258 - 1288), Đại Việt ba lần đại thắng quân Nguyên Mông. Vì sao và bằng cách nào, nước Đại Việt nhỏ bé, quân ít, dân không đông, tiềm lực có hạn lại đánh thắng một đội quân xâm lược khổng lồ, hùng mạnh, tàn bạo nhất trong lịch sử, có trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh đầy đủ và là từng chinh phục các nước rộng lớn chạy dài suốt từ châu Á sang châu Âu? Vì sao vẫn đội quân xâm lược ấy, phải đau đớn thua trận tới ba lần?
Bước đầu, câu trả lời có thể là: Thực tiễn ba lần đại thắng quân Nguyên Mông là một điển hình cho sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả tư tưởng chiến tranh nhân dân vệ quốc của nhà Trần, mà chung đúc tiêu biểu ở vị Tổng Tư lệnh quân đội Trần Quốc Tuấn.
Muốn nên việc lớn, phải cẩn thận từ việc nhỏ. Ông là người thông hiểu lệ đời, như đã trình bày, Ông chú ý cả từ những việc nhỏ thường ngày để tránh sự hiềm nghi, yên lòng quan trước hết trong hoàng tộc, tới yên lòng Dân, đoàn kết tất viết: “Nếu giặc đến chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cần được cả mọi người, mọi dân tộc vì nghĩa lớn đất nước, để đánh giặc ngoại xâm. Ông chóng, thì phải chọn dùng người giỏi, xem xét quyền biển như đánh cờ vậy, tùy thời mà làm, có thu được quân lính một lòng như cha con thì mới dùng được, và khoan thư sức Dân để kế sâu gốc bền rễ. Đó là thượng sách để giữ nước” (7). Đó chính là tư tưởng Nhân dân.
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn cho rằng, người tướng phải xứng đáng là một "trung thần nghĩa sĩ", "dĩ thân tuẫn quốc". Người tướng mà ông yêu cầu phải có lòng trung, công minh, chính trực, phải có lòng "phụ tử" với binh sĩ. Và, do đó, nhà cầm quân tài ba Trần Quốc Tuấn có thể huy động được sức mạnh của tướng sỹ, muôn Dân với khí thế Sát Thát, rực rỡ hào khí Đông A và tinh thần Đại Việt vô địch. Hội nghị Diên Hồng được coi là một trong những biểu tượng ngời sáng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí và khát vọng độc lập, tinh thần đoàn kết dân tộc, tạo nên nét độc đảo trong tư tưởng thân Dân.
Trong chiến tranh giữ nước, một mặt ta phải tuân theo những quy luật chung của chiến tranh, nhưng mặt khác, ta cũng phải có quan điểm riêng về cách ứng xử, cách đánh phù hợp với điều kiện của mình để chiến thắng quân xâm lược lớn mạnh. Nước ta nhỏ, nước địch lớn; quân ta ít, quân xâm lược đông, Trần Quốc Tuấn chính là người đã kết hợp hài hoà và nhuần nhuyễn các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa (tam tài). Giặc Nguyên xâm lược Đại Việt không phải một lần mà tới ba lần, chúng ta phải có mưu lược và nghệ thuật quân sự tài giỏi và Trần Quốc Tuấn thu phục nhân tâm bằng chính sách khoan thư sức dân, làm nền tảng để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, khi có chiến tranh sẽ huy động được toàn bộ sức người, sức của, sức mạnh của khối đại đoàn kết đó để chiến thắng kẻ thù.
Với chính sách lòng dân không chia, cả nước góp sức chống giặc của Trần nhiều tầng, nhiều lớp để sẵn sàng ứng phó có hiệu quả, chống lại kẻ thù hùng Quốc Tuấn đã tạo nền móng xây dựng quân đội thường trực và các đội dân binh, Nhà nước Đại Việt đương thời và dựa trên sức mạnh cố kết của dân tộc. Cả nước sử, từ điều kiện khách quan của đất nước, từ kê sách dựng nước và giữ nước của nếu có giặc ngoài đến phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép nhất tề đứng dậy theo hiệu triệu của triều đình: Tất cả các quận huyện trong nước lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng.
Trần Quốc Tuấn chủ trương xây dựng quân đội: “Cần tinh chứ không cần nhiều, dù như Bồ Kiên có trăm vạn quân mà có làm được gì đâu”. Khi đề xuất chiến lược Lấy đoản chế trường cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã để ý nghiên cứu rất kỹ các trận đánh trong lịch sử Trung Quốc mà đội quân nhỏ thăng đội quân lớn để có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể ở nước ta. Ví như trận Phì Thủy, một trăm vạn quân của Bồ Kiên đã bị quân đội nước Tấn nhỏ hơn đánh cho tan tác. Các lực lượng quân đội, vũ trang được xây dựng nhanh chóng từ con em của các nông hộ, lực lượng gia nô và dân binh của các đồng bào dân tộc miền núi. Ở kinh thành, người dân tự nguyện đốt nhà cửa của mình, thực hiện kế “thanh dã”, đào hào dựng lũy lập làng chiến đấu" ”. Trong cuộc kháng chiến hào hùng ấy, mỗi người Dân đã trở thành một chiến sĩ đóng góp sức mình cùng triều đình chống giặc. Lịch sử dân tộc còn ghi lại hình ảnh bà hàng nước ở bến đò Rừng đã chỉ cho Trần Quốc Tuấn biết con nước sông Bạch Đằng để bố trí trận mai phục... Từ trong Nhân dân, những người tài giỏi xuất chúng đều được tiến cử cầm quân đánh giặc, như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão.
Trần Quốc Tuấn đặc biệt quan tâm tới sức mạnh tinh thần của quân dân, tướng sỹ. Tinh thần đó là một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến. Nên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba, ông đã dự đoán được sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù. Trần Quốc Tuấn đã nói với vua Trần Anh Tông rằng: “Quân Nguyên, nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc đánh dẹp, mà quân họ thì ngại về đi xa; vả lại họ đã cạch về sự thất bại của Hằng Quán, không có lòng chiến đấu nữa. Cứ ý thần xem thì ta đánh tất được”.
(Còn tiếp)
(5) Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr.5
(6) Trần Quốc Vượng: Văn minh Việt Nam thế kỷ X-XV, Tạp chí đd, tr.4-10
(7) Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr.79