Tư tưởng chính trị Nhân dân và Nghệ thuật Chiến tranh Nhân dân của Trần Quốc Tuấn (Phần 1)

Đinh Thảo
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, giữa buổi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua, khi đất nước đang trong vòng đói kém, loạn ly và nguy cơ ngoại xâm đe dọa. Cuộc đời Ông trải một lần gia biến, ba lần quốc nạn, nhưng tất cả như mài rũa, tôi luyện và làm tỏa sáng tư tưởng, khí phách và nhân cách của một bậc hiền tài của muôn đời. Tư tưởng và hành động của Ông là một trong những cội rễ không chỉ góp phần quyết định những chiến công vang dội chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nguyên vẹn bờ cõi của dân tộc mà còn làm rực sáng và vẻ vang một nền chính trị quân chủ nhân nghĩa, thân Dân của triều đại nhà Trần lúc thịnh trị trong toàn bộ dòng chảy tư tưởng chính trị Việt Nam.
hung-dao-dai-vuong-tran-quoc-tuan-1696405045.jpg
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) (Ảnh: Internet)

Một cách tự nhiên, những tư tưởng và hành động của Ông là một trong những giá trị đặc thù nhất và quý giá nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị đương thời, giữ vị trí xứng đáng chi phối sự phát triển của dân tộc, đóng góp quyết định thắng lợi của công cuộc bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước, chống áp bức bóc lột và thúc đẩy tiến bộ xã hội Việt Nam, thời Ông sống và phụng sự và tỏa sáng và, càng tự nhiên, đây là một mốc son chói lọi xét trong toàn bộ lịch sử tư tưởng chính trị, quân sự và xã hội các danh nhân Việt Nam.

I- Tầm nhìn tư tưởng chính trị thân Dân của Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn lớn lên giữa buổi thịnh Trần, khoảng thời gian tỏa sáng những giá trị độc đáo về văn hóa chính trị, trong đó có tư tưởng thân dân được đặc biệt đề cao, trở thành một hệ tư tưởng chính trị chính thống, chi phối toàn bộ văn hóa chính trị đương thời, với những biểu hiện rõ nét, độc đáo hơn hẳn so với các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam.

Vào thế kỷ XIII, nhà Trần phải đối mặt với sự xâm lược của thế lực hùng mạnh nhất thế giới - đế quốc Nguyên - Mông (ba lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1287). Với chiến lược tấn công ào ạt, chớp nhoáng, trong vòng nửa thế kỷ, quân Nguyên - Mông đã biến các quốc gia từ Âu sang Á trở thành nô lệ hoặc bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Trước yêu cầu bảo vệ nền độc lập, giai cấp phong kiến nhà Trần đã trở thành lực lượng ưu tú, đại diện cho quyền lợi dân tộc, thực hiện chính sách thân dân nhằm đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng thân Dân thời Trần còn là kết quả kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thẩm thấu giá trị văn hóa độc đáo: “tam giáo đồng nguyên” - hiện tượng ba tôn giáo gồm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng tồn tại, dung hợp trên nền tảng văn hóa dân tộc.

Do đó, tư tưởng thân dân vừa có sự hòa quyện, thẩm thấu tư tướng từ bi, bác ái theo tinh thần Phật giáo, vừa đề cao vai trò của nhân dân theo tinh thần Nho giáo, vừa thể hiện tính quy luật, hợp ý trời lòng Dân trong trị nước theo tinh thần Đạo giáo, trên nền tảng chủ đạo là truyền thống yêu nước, thương dân sâu sắc của dân tộc. Nhờ tinh thần khoan dung tôn giáo, nhà Trần đã thu phục được nhân tâm, cố kết được lòng người, tạo nên ngọn nguồn sức mạnh đoàn kết dân tộc trước họa ngoại xâm.

Vì vậy, ở các chính trị gia nhà Trần có sự gặp gỡ thống nhất giữa nhà trí thức, nhà tư tưởng, người phật tử và tỏa sáng lấp lánh mà vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn chính là biểu tượng kết tinh tiêu biểu.

Có thể hình dung, tư tưởng thân Dân của Trần Quốc Tuấn trên 3 phương diện chính yếu.

Thứ nhất, thân dần là Ông trong Dân, thương Dân.

Nhìn lại lịch sử tới thế kỷ thứ XIII, có thể nói, thật hiếm có triều đại quân chủ phong kiến nào, vua quan giữ cách ứng xử hòa mục, gần gũi với người dân như thời thịnh Trần. Những lúc chiến tranh loạn lạc hay khi đất nước gặp cảnh nguy nan, vua tôi nhà Trân từng cùng nông dân chia nhau bát cơm gạo xấu hay thần chinh đi xem sửa sang đê điều khi nước sông lên to. Vua Trần Minh Tông đã để xác định trách nhiệm trước đồng bào: “Sinh dân nhất thị ngã đồng bào/Tứ hải hà tâm sử khốn cùng?” (Ta với dân cùng một bọc mà ra. Cớ sao lại làm cho bốn biển phải khổ?). Đặc biệt đáng nói ở thời thịnh Trần, tình cảm yêu thương của bậc thiên tử với trăm họ rộng lớn và bao phủ khắp các tầng lớp xã hội, kể cả hạng nô tỳ, gia nô.

Trong bầu không khí chính trị ấy, hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn luôn đặt mình trong quan hệ ruột thịt với cộng đồng dân tộc. Trong quân đội, giữa tướng lĩnh và binh lính cũng thân thiết như cha con. Trần Quốc Tuấn từng căn dặn các tướng sĩ: “trong quân có người ốm, tướng phải thân hành đem thuốc điều trị; quân có người chết tướng phái khói hương (...) cho nên tướng với binh có cái ôn hòa rượu và hút máu”(1). Ông thường lại cùng uống rượu với các dân binh trên đường chinh chiến. Sự gần gũi trên đã tạo nên mối quan hệ “hòa mục”, đoàn kết giữa vua quan và nhân dân, giữa tướng lĩnh và binh lính, được nhân dân hết lòng ủng hộ, giúp sức.

Chính những ứng xử chính trị cận nhân tình ấy của Ông đã góp phân tạo ra bầu không khí đại đồng, cởi mở trong xã hội nước ta thời thịnh Trần. Rõ ràng, do “xuất thân dân chài ven biển, nhà Trần mang lên kinh đô Thăng Long chất dân dã, chất biển, cái tinh thần phóng khoáng, khỏe khoắn và cởi mở hơn”(2). Tư tưởng thân Dân bắt gặp luồng gió khai phóng ấy của nhà Trần đã được nâng cánh, vượt ra ngoài những giới hạn của đẳng cấp hay kiềm tỏa của Nho giáo, làm nên màu sắc độc đáo cho văn hóa chính trị giai đoạn này.

Sử thần Ngô Sỹ Liên nhận xét: “Nhà Trần khoan hậu thì có thừa...”(3).

Thứ hai, thân Dân là Ông rất mực trọng Dân, tôn quý Dân.

Tư tưởng thân dân không chỉ biểu hiện ở phương diện tình cảm mà đã được nâng lên thành nhận thức chính trị, lý luận chính trị cho người cầm quyền trong quá trình trị nước. Đây cũng là điểm phát triển của tư tưởng thân dân thời Trần so với các triều đại trước đó. Ở đây, là sự nhận thức của nhà cầm quyền đối với vai trò, vị thế của Dân trong đời sống chính trị. Bao trùm nhận thức chính trị của thời đại vẫn là sự thẳng thắn, khách quan và rất trân trọng khi nhìn nhận vai trò quyết định của dân chúng đối với thành bại của cá nhân anh hùng.

Từ nhận thức quyền lực thuộc về dân, nhà Trần luôn coi việc lắng nghe ý, nguyện vọng của dân là nhiệm vụ hàng đầu trong đạo trị nước. Từ việc đi vi hành, để “ngầm nghe lời nói của dân để xét ý muốn của họ, ngõ hầu thấu hiểu sự khó nhọc của họ thế nào” nhằm ban những quyết sách kịp thời, phù hợp trong quá trình trị nước đến việc lắng nghe ý kiến của thần dân trước những quyết định quan trọng, đại sự quốc gia, nhà Trần trao cho Dân quyền quyết định vận mệnh dân tộc, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Dân.

Theo đó, những cá nhân anh hùng chỉ có thể làm nên sự nghiệp khi biết dựa vào sự giúp đỡ, ủng hộ, đồng lòng của dân chúng. Với hội nghị Diên Hồng, triều Trần là triều đại duy nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam đã tổ chức một hội nghị “đại biểu toàn dân”, để hỏi ý kiến dân (đại diện là các bô lão) về một quyết sách chính trị có tính chất sống còn đối với vận mệnh quốc gia. Với việc làm này, nhà Trần đã biến chủ trương đánh giặc cứu nước của triều đình thành ý chí chung của toàn thể dân chúng, huy động được tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

Trần Quốc Tuấn, một đại diện cho anh tài, tinh hoa của thời đại, từng khẳng định vai trò của gia nô, gia tướng: “Chim hồng hộc muốn bay cao thì phải nhờ ở thôi”(4). Ông khẳng định vai trò sáng tạo lịch sử cũng như tính năng động của sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chỉ là chim thường người Dân. Hơn nữa, Ông là người thông hiểu lẽ đời, chú ý cả tới những việc nhỏ thường ngày để tránh sự hiềm nghi, yên lòng quan, yên lòng dân, đoàn kết tất cả mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Với vị thế của ông, đây là một tư tưởng vô cùng tiến bộ, vượt qua ranh giới chật hẹp của đẳng cấp.

Đối với nhà cầm quyền thời thịnh Trần, sức mạnh của Dân là cội nguồn sức mạnh quốc gia. Và Dân, trong các quyết sách của nhà Trần, trở thành một thực thể chính trị có vai trò quyết định trong sự nghiệp chiến tranh giữ nước cũng như trong duy trì trật tự xã hội hay phát triển đất nước. Dù trong khuôn khổ của tư duy phong kiến, tư tưởng đó thể hiện niềm tin vào sức mạnh của người dân, một nguyên tắc quan trọng của thuật trị nước và xây dựng nền chính trị tiến bộ.

Đối với các vị lãnh đạo thời thịnh Trần, dân chúng là lực lượng chiến đấu hùng mạnh, là nơi hội tụ những tiềm lực về kinh tế và quốc phòng bảo đảm cho sự vững chắc của nền độc lập và chủ quyền quốc gia. Với niềm tin “chúng chí thành thành” (ý chí nhân dân là bức thành vững chắc), Trần Quốc Tuấn chủ trương lấy nông dân làm nguồn bổ sung dồi dào, vô tận cho quân đội thông qua hình thức “bách tính giai vi binh” (trăm họ đều là binh lính), “tận dân vi binh” (mỗi người dân là một người lính). Lịch sử dân tộc còn ghi lại hình ảnh bà hàng nước ở bến đò Rừng đã chỉ cho Trần Quốc Tuấn biết con nước sông Bạch Đằng để bố trí trận mai phục... Từ trong nhân dân, những người tài giỏi xuất chúng đều được tiến cử cầm quân đánh giặc, như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão... Dân chúng được lặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược quân sự giữ thành, giữ nước và việc nới sức lân là kế sách lâu dài của sự hưng thịnh trường tồn của quốc gia: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” Trong cuộc kháng chiến hào hùng ấy, mỗi người dân đã trở thành một chiến sĩ đóng góp sức mình cùng triều đình chống giặc.

Đó là biểu tượng cao đẹp của tư tưởng “nước lấy dân làm gốc”, sự tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân: “chúng chí thành thành” ý chí của dân chúng là bức Triết lý này của Ông không chỉ mang tính phổ biến của mọi cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược mà còn là bài học giữ nước sâu sắc cho không tường thành kiên cố, vững chắc nhất đề bảo vệ đất nước.

Triết lý này của Ông không chỉ mang tính phổ biến của mọi cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược mà còn là bài học giữ nước sâu sắc cho không chỉ các triều đại quân chủ ở nước ta về sau này.

Thứ ba là, thân dân là Ông tận tâm vị dân, tận sức an dân.

Sinh thời, Ông không chỉ từ nâng tình cảm lên thành nhận thức lý luận, tư tưởng thân dân còn được thể hiện quyết liệt bằng góp phân hoạch định các chính sách của nhà Trần sao cho vị Dân, an Dân.

Trước nhất là chăn lo phát triển kinh tế, rường cột là trọng nông. Ông góp phần chăm lo cho đời sống người dân bằng chú trọng phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách trọng nông. Nhà Trần ra lệnh bán ruộng công cho nông dân làm ruộng tư. Việc giảm thuế hay miễn thuế cho dân mỗi khi thiên tai, mùa màng thất bát được triều đình kịp thời thực hiện... Nhờ đó, nhà Trần đã sớm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế, đói kém, loạn ly, phiêu tán trong dân, phát sinh từ cuối thời nhà Lý, đồng thời đưa nền kinh tế phát triển vững mạnh, vừa có tác dụng an dân trong thời bình, vừa tạo tiềm lực kinh tế quan trọng cho thời chiến.

Thứ hai là chăm lo đoàn kết, hòa hợp dân tộc, tôn giáo. Thời Trần là thời đại khoan dung, khai phóng hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó, lĩnh vực tôn giáo luôn được rộng mở, khéo léo biến những giáo lý ngoại sinh thành những tín điều yêu nước, thương dân, phù hợp với văn hóa dân tộc và nguyện vọng, tâm thức của người dân cả nước. Từ đây hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh phân quyền, cát cứ, nồi da xáo thịt, hóa giải binh lửa, lầm than, ly tán cho nhân dân. Với chính sách ngoại giao khôn khéo kết hợp với nội trị mềm dẻo, nhà Trần tạo được quan hệ hòa bình, hữu nghị, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên nền sự đoàn kết các dân tộc anh em cả nước.

Thứ ba là chính sách phòng, chống tham nhũng. Tham quan ô lại là nguồn gốc sự thống khổ của dân lành. Vì vậy, phòng chống tham nhũng là một cách để nhà Trần an dân. Trong lúc nước nhà lâm nạn ngoại xâm, trước khi ra trận, Trần Quốc Tuấn đã ra quân luật cho tướng sĩ, vương hầu: “Các vương hầu và tướng ai nấy cần phải giữ phép tắc, đi đâu không được nhiễu dân”(5). Đó là những ứng xử nhỏ nhưng thể hiện tầm tư tưởng lớn, nhất quán, thái độ kiên quyết, nghiêm khắc của Ông. Những việc làm trên giúp an lòng dân chúng, góp phần binh trị thiên hạ.

Quan điểm dân tộc và khoan thư sức dân để lấy kế sâu rễ bền gốc cũng như nỗ lực thực thi chính sách an dân... của thời thịnh Trần, mà Trần Quốc Tuấn là một trong những rường cột tư tưởng căn bản, có thể coi như triết lý chính trị cho mọi thời đại, cho tất cả những nhà cầm quyền trong quá trình thực hiện đường lối chính trị tiến bộ, yêu nước, nhân nghĩa.

Chính sách an dân, vì dân làm nền tảng cho Đại Việt có cuộc sống ổn định, thực túc, binh cường, dân giàu, nước mạnh. Đó là một trong những ngọn cờ đê tập hợp sức mạnh hùng hậu của toàn dân, giúp Đại Việt trở thành quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á đánh bại được quân đội Mông Nguyên hùng mạnh và hiếu chiến. Ngoài ra, thân dân cũng chính là một trong những “phương thuốc tích cực nhất để giải nọc độc vọng ngoại, giải Hán hóa”(6). Có thể nói, thời thịnh Trần để lại những mốc son chói lọi, không chỉ vì những chiến công hiển hách mà vì nền văn hóa chính trị nhân văn, dựa vào con người, vì con người, hợp lòng người. Tư tưởng thân dân đã thành cơ sở của đường lối trị nước thời thịnh Trần.



(1) Trần Quốc Tuấn: Binh thư yếu lược, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr.76-77

(2) Trần Quốc Vượng: Văn minh Việt Nam thế kỷ X-XV, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (198), 1981, tr.4 – 10.

(3) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, t. 2, tr.102.

(4) Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr. 55.

(5) Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr. 5.

(6) Trần Quốc Vượng: Văn minh Việt Nam thế kỷ X-XV, Tạp chí đd, tr.4–10.

TS. Nhị Lê (Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản)