Trần Đức Duy – thành công từ “Dám nghĩ dám làm”

Mang theo tình yêu tha thiết với thiên nhiên Tây Bắc và những trăn trở về gìn giữ bản sắc văn hóa, vợ chồng trẻ Trần Đức Duy đã quyết định rời bỏ thành phố phồn hoa để xây đắp căn nhà tình yêu trên miền rẻo cao này. Homestay Phố Núi Tình Yêu Mộc Châu - Một trong những điểm thu hút du khách.
nlntv-du-lich-1-1670904046.jpg
Homestay Phố Núi Tình Yêu Mộc Châu

Chàng trai sinh năm 1988 đã vận động 31 hộ dân tại thung lũng mận Mu Náu phát triển mô hình du lịch. Tuy nhiên, ban đầu người dân đã phản ứng gay gắt vì chẳng ai tin một người trẻ như Duy mà có thể làm được. Nhưng chính nhờ sự kiên trì, cố gắng thuyết phục những người đứng đầu trên thung lũng bằng việc đến mùa hoa mận Duy đưa khách du lịch lên theo đúng lời hứa ban đầu, mang lại lợi nhuận thật sự cho mọi người nên họ đã tin và ủng hộ. Homestay Phố Núi Tình Yêu Mộc Châu là tâm huyết và kết tinh từ những cố gắng của một cặp vợ chồng trẻ. Mang theo tình yêu tha thiết với thiên nhiên Tây Bắc và những trăn trở về gìn giữ bản sắc văn hóa, anh chị đã quyết định rời bỏ thành phố phồn hoa để xây đắp căn nhà tình yêu trên miền rẻo cao này. Homestay Phố Núi Tình Yêu Mộc Châu - Một trong những điểm thu hút du khách. Tạp chí điện tử Nhân lực nhân tài Việt đã có một cuộc trò chuyện rất thú vị với anh Trần Đức Duy.

PV: Tại sao anh lại lựa chọn mô hình Du lịch cộng đồng để phát triển?

Anh Trần Đức Duy: thành công từ “Dám nghĩ dám làm” muốn phát triển bền vững thì mọi người cùng phải chung sức đồng lòng và cùng phải có ý thức bảo tồn thiên nhiên hoang sơ. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển du lịch. Mình đã tìm cách liên kết với các bản của người Thái, người Mông làm du lịch theo tour, đưa du khách đến để tìm hiểu về văn hóa của người dân tộc thiểu số, về nghề dệt thổ cẩm và những tinh hoa văn hóa của đồng bào, qua đó cũng giúp đồng bào giữ được nghề, bảo tồn được văn hóa dân tộc, mà vẫn nâng cao đời sống. Người du lịch đến và trải nghiệm tại Mộc Châu sẽ được sống trong không gian văn hóa truyền thống, trong nếp ăn, ở, sinh hoạt, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần tạo điểm nhấn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Mộc Châu. Mình tin rằng du lịch cộng đồng sẽ mang được nhiều lợi ích đến cho người dân xung quanh hơn, mọi người hỗ trợ cho nhau tốt hơn.

nlntv-giadinh-1670906764.jpg
Người thân anh Trần Đức Duy

PV: Cơ duyên nào để anh đến với mô hình dịch vụ home stay?

Anh Trần Đức Duy: Tôi luôn tâm niệm chẳng nơi đâu bằng quê hương của mình.Thời gian sống cũng như là kinh nghiệm về xây dựng, thiết kế nhà ở khi làm việc ở Hà Nội, cùng những chuyến tham quan, du lịch tại nhiều nơi đã khiến trong đầu suy nghĩ: "Tại sao mình không về quê hương làm đẹp theo cách riêng của mình? Làm cách nào để giữ được sự hoang sơ thuần khiết của Mộc Châu? Từ đó, tôi ấp ủ ý tưởng về Mộc Châu làm du lịch. Năm 2013, tôi bàn với vợ chuyện muốn về Mộc Châu phát triển du lịch và được vợ gật đầu ủng hộ nên đã bắt tay vào làm".

nlntv-du-lich-1670904101.jpg
Gia đình anh Trần Đức Duy

PV: Cách làm du lịch  của anh Duy nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách trên các chuyên trang về du lịch, khách tìm đến ngày càng nhiều hơn và anh bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người xung quanh cùng làm?

Trước cách làm tiên phong của mình, nhiều người cũng đến xem và tìm hiểu kinh nghiệm. Mình cũng  tư vấn và tạo điều kiện thuận lời cho mọi người xung quanh để phát triển du lịch bên vững. Mình phân tích cho mọi người tự tin nói ra các khuyết điểm và nhận ra được những  ưu điểm. Dần dần những mô hình xung quanh phát triển theo hướng bền vững. 

Đã có nhiều bài học về việc phát triển nóng các homestay ở một số điểm du lịch như Đà Lạt, Hòa Bình, Hội An… Nó không chỉ phá vỡ cảnh quan tự nhiên mà còn làm méo mó hình ảnh du lịch của địa phương. Đua nhau đầu tư, kinh doanh dịch vụ lưu trú theo mô hình homestay sẽ khiến nguồn cung của loại hình này tăng mạnh, tạo ra "làn sóng" cạnh tranh giảm giá. Homestay biến tướng thành kinh doanh du lịch như nhà nghỉ chứ không còn là homestay theo kiểu du lịch cộng đồng. Anh nghĩ sao về điều này?

Theo mình, môi trường du lịch lành mạnh cần sự chung tay của tất cả mọi người. Làm du lịch ở địa phương, và các doanh nghiệp về địa phương, chính quyền địa phương, đưa ra phương án và lối đi cụ thể, lắng nghe ý kiến của khách hàng, đưa ra thật nhiều trải nghiệm mới, trải nghiệm thú vị và ý nghĩa đến với khách hàng.

PV: Anh cần một sự phát triển đúng hướng như thế nào?

Anh Trần Đức Duy: Phát huy thế mạnh là vùng được quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng trồng rau, hoa lớn trong cả nước, huyện Mộc Châu đặc biệt chú trọng phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi mỗi người nông dân trên mảnh đất này đồng thời là những người làm du lịch, phát triển du lịch. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp tương hỗ cho phát triển du lịch, kết hợp giữa phát triển sản phẩm nông nghiệp với hoạt động du lịch và dịch vụ, như: Xây dựng mô hình thăm quan bò sữa, đồi chè; tham gia trồng, khai thác dịch vụ thăm quan hoa cải, hoa tam giác mạch, trồng đào, mận... Điển hình như: bản du lịch cộng đồng Hang Táu (tên du khách hay gọi Làng Nguyên Thuỷ), rừng mận cổ thụ Mu náu,vườn du lịch sinh thanhbình; khu du lich Happyland; Khu du lịch Mộc Châu island, Công ty du lịch Pha luông; HTX Rau tự nhiên; Dâu tây Chi Mi; Trang trại du lịch bò sữa Dairy farm... đã và đang sản phẩm du lịch độc đáo thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm. Quan trọng là các doanh nghiệp nên trú trọng vào giữ gìn thiên nhiên, đẩy mạnh văn hoá địa phương, cùng nhau nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương, chuẩn hoá các qui trình đưa dịch vụ đi lên tầm cao mới.

nlntv-dulich4-1670904112.jpg
Đôi vợ chồng chụp ảnh kỷ niệm

PV: Anh nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình là một “ kẻ điên rồ” khi bỏ phố về rừng?

Anh Trần Đức Duy: Mình chỉ nghĩ đơn giản là giúp được người dân, giúp khách du lịch thấy được ở Mộc Châu còn nhiều cảnh đẹp hơn nước ngoài và chỉ cho mọi người quanh mình hướng tới cách làm du lịch bên vững, du lịch kết hợp với sản phẩm địa phương, bán sản phẩm thật được giá, để giúp đỡ cho bà con là mình rất vui.

PV: Áp lực lớn nhất hiện nay đối với anh là gì?

Anh Trần Đức Duy: Theo mình, áp lực lớn nhất của  hiện nay là các doanh nghiệp chưa có sự thống nhất, đoàn kết.

PV: Trong vai trò đầu tàu doanh nghiệp, điều gì khiến anh trăn trở nhất?

Anh Trần Đức Duy: Cao nguyên Mộc Châu được ví như Đà Lạt của vùng Tây Bắc,  quan trọng những doanh nghiệp ở đây phải biết phát huy và khai thác thế mạnh này, huyện Mộc Châu đã triển khai nhiều giải pháp, phát triển đa dạng các loại hình du lịch, tạo nên những nét riêng biệt của du lịch Mộc Châu, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm...

Mình nghĩ nhiều đến việc làm sao đưa cho khách được dịch vụ tốt nhất, khách quay lại nhiều lần, mua thật nhiều sản vật địa phương về làm quà.

nlntv-dulich5-1670904123.jpg
Cảnh đẹp hút hồn khách du lịch

PV: Anh muốn mang lại giá trị như thế nào cho người dân xung quanh mình qua mô hình kinh doanh homestay?

Anh Trần Đức Duy: Mộc Châu là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc, mỗi dân tộc có nét riêng về văn hóa, lễ hội, phong tục, tất cả hoà chung để tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu Mộc Châu. Để xây dựng được thương hiệu đó, huyện Mộc Châu đặc biệt quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc, trong đó chú trọng bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục, ẩm thực, lễ hội, hoạt động văn hóa cộng đồng, đặc biệt là điệu xòe Thái, nhảy tha kềnh, múa khèn của người Mông; nghề thủ công, mỹ nghệ dệt thổ cẩm, mây tre đan của các dân tộc. Đây cũng chính là lợi thế để Mộc Châu phát triển du lịch cộng đồng.

Mình hi vọng người du lịch đến với mô hình homestay sẽ tiếp xúc được với người dân, thêm hiểu về tập tục, văn hóa của người đại phương. Được thưởng thức những món đặc sản vùng miền tại đây. Sau mỗi chuyến nghỉ dưỡng họ lại lan tỏa những giá trị bản sắc của vùng đất Mộc Châu.

Cám ơn anh rất nhiều!

Khánh Loan- Phi Thường