Thành phố cổ 3.400 năm tuổi ‘lộ thiên’ giữa đáy hồ ở Iraq

Hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra đã vén màn vô số bí mật bị chôn vùi dưới mặt nước suốt hàng thập kỷ qua.
thanh-pho-co-3400-nam-tuoi-lo-thien-giua-day-ho-o-iraq-01-1654077544.jfif
Một số hình ảnh về thành phố cổ dưới đáy hồ Mosul. Ảnh: Universities of Freiburg and Tübingen, KAO

Trong khi giới khoa học tỏ ra thích thú về những bí mật được khám phá, nó cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại về khí hậu của trái đất. 

Đài Sputnik đưa tin mới đây một thành phố cổ xưa đã hiện rõ ở giữa hồ chứa nước Mosul sau một trận hạn hán khắc nghiệt ở Iraq. Điều này trao cho các nhà khảo cổ học cơ hội lần thứ hai để nghiên cứu tàn tích của nó kể nơi đây bắt đầu xây dựng đập thủy điện vào những năm 1980. 

thanh-pho-co-3400-nam-tuoi-lo-thien-giua-day-ho-o-iraq-02-1654077545.jpg
Universities of Freiburg and Tübingen, KAO

Các chuyên gia tin rằng thành phố đổ nát này có thể là Zkhiku – một trung tâm lớn của đế chế Mittani phồn thịnh nằm trên bờ sông Tigris giữa năm 1550 và 1350 trước Công nguyên. 

Thành phố này từng được nghiên cứu lần đầu vào năm 2018, khi hồ chứa Mosul cạn trơ đáy. Tuy nhiên, họ chỉ có khoảng thời gian ít ỏi để khám phá các dấu vết trước khi mực nước hồ dâng lên. 

thanh-pho-co-3400-nam-tuoi-lo-thien-giua-day-ho-o-iraq-03-1654077544.jfif
Universities of Freiburg and Tübingen, KAO

Lần này, nhóm nhà khảo cổ học đã có thể tìm ra một pháo đài lớn với những bức tường và ngọn tháp, một khu phức hợp sản xuất cùng một nhà kho nhiều tầng. Đáng thú vị, họ cũng phát hiện trên 100 viên đất sét chưa nung, được khắp bộ chữ nêm cổ đại, tồn tại suốt nhiều thế kỷ qua.

Các nhà khoa học kỳ vọng những viên đất sét này sẽ cung cấp một vài manh mối về cuộc sống của những người dân thời Mittani, hay những gì xảy ra vào thời điểm thành phố này suy tàn. 

thanh-pho-co-3400-nam-tuoi-lo-thien-giua-day-ho-o-iraq-04-1654077544.jpg
Universities of Freiburg and Tübingen, KAO

Được biết, một trận động đất mạnh đã rung chuyển khu vực này, làm đổ sụp hàng loạt tòa nhà trong Zkhiku, buộc người dân phải rời bỏ đi nơi khác. Chính những mảnh vỡ đổ nát này đã giúp bảo vệ phần di tích còn lại khỏi các yếu tố xảy ra, trong đó có dòng nước bao phủ lên chúng hơn 40 năm qua. 

Tuy nhiên, hiện mực nước hồ Mosul bắt đầu đang lên. Nhóm nghiên cứu đã dùng bạt nhựa để che phủ các di tích để bảo vệ chúng cho lần nghiên cứu tiếp theo. 

thanh-pho-co-3400-nam-tuoi-lo-thien-giua-day-ho-o-iraq-05-1654077544.jpg
Universities of Freiburg and Tübingen, KAO

Hồ chứa Mosul không phải là hồ nước duy nhất tiết lộ những bí mật bị bỏ lỡ lâu nay. Trong vài tháng qua, mực nước giảm ở hồ Mead, nằm phía trên đập Hoover, đã làm lộ ra hai thi thể được cho là đã được giấu ở đó nhiều thập kỷ trước.