giá trị văn hóa
Lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa Tết cổ truyền dân tộc
Tết cổ truyền (Tết Nguyên đán, Tết Âm lịch) từ rất xưa, đã là một trong những nét văn hóa truyền thống được trân trọng và lưu giữ của người phương Đông với quan niệm đó là tiết lễ đầu tiên trong năm, là dấu mốc khởi điểm của một năm mới. Nhắc đến Tết cổ truyền của người Việt Nam, chúng ta sẽ nghĩ đến những hoạt động văn hóa, những phong tục, tập quán phong phú với nét đặc sắc rất riêng của người Việt.
Lịch sử thăng trầm và giá trị văn hóa độc đáo của nhà thờ đá Tam Đảo
Có nhiều người thường nói vui với nhau rằng: Nếu chưa ghé thăm nhà thờ đá Tam Đảo, xem như chưa đến vùng đất này. Quả đúng vậy, ngay giữa khung cảnh thiên nhiên xanh mướt, tiết trời mù sương, luân chuyển 4 mùa trong một ngày, ngôi nhà mang đậm kiến trúc phương Tây luôn hiện lên uy nghi, sừng sững.
Cao Xuân Dục - một mẫu hình trí thức lớn trong một chuyển động lịch sử từ trung đại sang hiện đại (Phần 2 và hết)
Một trí thức có mẫu hình chung hàng nghìn năm trong xã hội Việt Nam, đứng ở hàng đầu tứ dân: sĩ, nông, công, thương. Có tên chung là kẻ sĩ, hoặc Nho sĩ. Có chung một nền móng tri thức và đạo lý, được đào tạo quy củ nơi “cửa Khổng sân Trình”; cả về lý thuyết - rút từ kinh điển Nho gia (Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách gia chu tử...) và thực tiễn (hành vi, ứng xử), để tiến lên thì làm quan, lùi về thì làm thầy: nho, y, lý số... Họ trở thành một tầng lớp đáp ứng nhu cầu xây dựng thể chế chính trị, kiến tạo gương mặt văn hóa của dân tộc trong hàng ngàn năm. Qua các triều đại và những thịnh suy của đất nước, họ chịu những áp lực lớn để tìm một chỗ đứng trong những giao tranh hoặc phân hóa của xã hội.
Tự tin hội nhập bằng bản lĩnh văn hóa dân tộc kết tinh từ các giá trị phù hợp với thời đại
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, "chỉ khi chúng ta định hình và triển khai được hệ giá trị, chúng ta mới có thể hình thành nên hệ điều tiết cho sự phát triển. Ở đó, trách nhiệm đạo đức, định hướng lý tưởng của mỗi người sẽ giúp họ phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, nên làm - không nên làm".