Ông đã thiết lập các quy chuẩn thống nhất và xây dựng một hệ thống quan liêu trung ương vững mạnh để tập trung quyền lực vào một tay. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng bất ngờ qua đời, khiến thiên hạ lại đại loạn. Tần Nhị Thế (Hồ Hợi) nối ngôi song quá kém cỏi, khiến nhà Tần rơi vào tay Triệu Cao, một thái giám tàn ác. Kết quả là nhà Tần chỉ tồn tại trong vòng 15 năm.
Sau 800 năm, xuất hiện nhà Tùy có số phận y hệt nhà Tần. Đặc biệt, Tùy Văn Đế Dương Kiên (541 - 604) được coi là Tần Thủy Hoàng thứ 2 – một phiên bản “trùng sinh” tương đồng một cách kinh ngạc với vị “thiên cổ nhất đế”.
Dương Kiên cũng được đánh giá là một nhân tài hiếm có khi chấm dứt tình trạng chia cắt kéo dài 250 năm của Trung Quốc kể từ khi Tây Tấn sụp đổ vào năm 316. Ông đã thúc đẩy việc xây dựng kênh đào Vận Hà - một công trình thủy lợi vĩ đại, có ý nghĩa quan trọng với Trung Quốc từ thời kỳ phong kiến cho đến ngày nay. Trong thời gian trị vì, Tùy Văn Đế Dương Kiên thực hiện nhiều biện pháp cải cách, bao gồm bãi bỏ chế độ thừa kế cha con đối với quan lại, thay đổi chế độ thi cử triều đình, và thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế.
@nhanlucnhantai Số phận phiên bản ‘trùng sinh’ sau 800 năm của Tần Thủy Hoàng #nlntv #tanthuyhoang #thienconhatde #nhaTan #nhatuy #tuyvande #hoangdetrunghoa #trungquoc ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt