Đồng bào Chăm phấn khởi đón Tết Ramưwan năm 2024

Tết Ramưwan năm 2024 của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà Ni và Hồi giáo (Islam) Ninh Thuận diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/3/2024. Trong những ngày này, mặc dù các nghi lễ chính thức chưa được diễn ra, nhưng bà con ở nhiều làng Chăm đã đi tảo mộ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các chị em phụ nữ tất bật làm các loại bánh truyền thống để dâng cúng tổ tiên tạo nên không khí phấn khởi, vui tươi, đầm ấm.

Năm 2024, lần đầu tiên, thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận tổ chức thi trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ và thi làm các loại bánh truyền thống của đồng bào Chăm. Chính điều này đã làm cho không khí đón Tết Ramưwan năm 2024 ở địa phương rộn ràng hơn.

Không khí đón Tết Ramưwan ở các làng Chăm đang rất rộn ràng, náo nức. Sau 3 ngày Tết, các tín đồ Hồi giáo Bà ni và Hồi giáo Islam sẽ ăn chay suốt tháng, giữ mình trong sạch cầu nguyện, cầu mong một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

a11111-1710066559.jpg
Nghi thức tảo mộ của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà Ni và Hồi giáo (Islam) Ninh Thuận.

Từ sáng sớm đồng bào Chăm ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải và thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận đã bắt đầu đi tảo mộ. Nghi lễ tảo mộ tại nghĩa trang ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận được tổ chức 2 ngày trước Tết Ramưwan chính thức diễn ra. Với đồng bảo Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo (Islam) dù làm ăn xa, tất cả mọi người cũng phải gác lại công việc để đến nghĩa trang làm lễ tảo mộ, mời tổ tiên, ông bà cùng đón Tết Ramưwan.

b2-1710066714.jpg
Hội thi làm các loại bánh truyền thống đón Tết Ramưwan năm 2024 của đồng bào Chăm ở xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận.

Năm 2024, lần đầu tiên, thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận tổ chức thi trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ và thi làm các loại bánh truyền thống của đồng bào Chăm. Chính điều này đã làm cho không khí đón Tết Ramưwan năm 2024 ở địa phương rộn ràng hơn.

Không khí đón Tết Ramưwan ở các làng Chăm đang rất rộn ràng, náo nức. Sau 3 ngày Tết, các tín đồ Hồi giáo Bà ni và Hồi giáo Islam sẽ ăn chay suốt tháng, giữ mình trong sạch cầu nguyện, cầu mong một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Nghi thức cúng gia tiên là quan trọng nhất của lễ Ramưwan. Qua đó, thể hiện được nét văn hóa của dân tộc mình và thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn, luôn nhớ về ông bà tổ tiên. Cúng gia tiên, con cháu cầu mong cho ông bà tổ tiên luôn phù hộ, cầu  mong năm mới sung túc, bình an. Mọi nhà đều được ấm no, hạnh phúc và nhiều điều may mắn trong cuộc sống. 

b3-1710067001.jpg
Những nét đẹp của Tết Ramưwan tại mỗi gia đình đã góp phần làm phong phú và đa dạng sắc màu độc đáo của văn hóa Chăm.
aaaaaaaaaaaaa-1710067148.jpg
Ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thăm và chúc Tết Ramưwan ông Thành Công Thử, Trưởng Văn phòng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Ninh Thuận.

Nhân dịp Tết Ramưwan của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo (Islam), chiều ngày 07/3/2024, ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận đến thăm và chúc mừng gia đình: Ông Thành Công Thử, Trưởng Văn phòng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Ninh Thuận; gia đình ông Đạo Văn Rớt, Phó Giám đốc Sở Công Thương và gia đình ông Từ Công Dư, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng sư cả Hồi giáo Bà Ni tỉnh Ninh Thuận.

ccccccccccc-1710067308.jpg
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận thăm, chúc Tết Ramưwan gia đình ông Thành Chiểu, Nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Nguyên Trưởng Ban Dân tộc, HĐND tỉnh Ninh Thuận.

Tết Ramưwan năm 2024 của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà Ni và Hồi giáo Islam ở Ninh Thuận diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/3/2024 với các nghi lễ truyền thống, bắt đầu bằng lễ tảo mộ, sau đó các gia đình tổ chức lễ cúng gia tiên. Việc tổ chức các nghi lễ đón Tết Ramưwan tại mỗi gia đình không chỉ thể hiện đạo lí “uống nước, nhớ nguồn” mà trở thành nét đẹp của văn hóa Chăm. 

Nam Lê - Lê Anh