Trong những năm gần đây, kinh tế số được coi là một động lực và trụ cột chính trong phát triển kinh tế. Nhiều chiến lược, chính sách cũng coi phát triển kinh tế số là trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, phát huy các thành tựu của cuộc Cách mạng lần thứ 4.
Tuy vậy, phát triển kinh tế số cũng còn đối mặt với nhiều khó khăn vướng mắc, cho dù triển vọng tăng trưởng kinh tế số tương đối khả quan. Việc nhận định rõ các cơ hội, thách thức và rào cản với phát triển kinh tế số đặc biệt quan trọng quan hệ với phát triển bền vững là chìa khóa để nền kinh tế số Việt Nam khởi sắc trong tương lai.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung, nền kinh tế số nói riêng đang chịu nhiều thách thức, đồng thời vấn đề phát triển bền vững ngày càng nhận được sự quan tâm của các bên liên qua, hội thảo được tổ chức với sự tham gia của đông đảo đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số và thương mại điện tử.
Trong những năm qua, phát triển bền vững đã được Chính phủ đặt trọng tâm ưu tiên, được thể hiện trong một số văn bản điều hành như Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc Gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2019 về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, Quyết định 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 136/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về phát triển bền vững.
Các văn bản nói trên đã nêu bật quan điểm phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, kết hợp hài hoà giữa các yếu tố phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số Quốc gia sẽ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững.
Theo báo cáo e-conomy Sea năm 2022 của google, Temasek, Bain company quy mô kinh tế số VN có thể đạt 50 tỷ đô la Mỹ năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất. Cũng theo báo cáo này, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại VN tăng trưởng 28% đạt 23 tỷ đô la Mỹ trong năm 2022. Nếu được tối ưu hoá, lượng khí phát thải từ hoạt động thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể (từ 30-40%) so với hoạt động thương mại thông thường, từ đó góp cho phát triển bền vững chung của toàn nền kinh tế.
Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế và các đại biểu cũng trao đổi các nội dung, quy định chính sách, định hướng cụ thể giúp các định những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam về phát triển kinh tế số trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.