Năm 2023 đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Tại Hội thảo, hai nước cùng có những sáng kiến chung trong lĩnh vực ngành điện, hướng tới sự đồng hành sáng tạo dựa trên quan hệ đối tác bình đẳng, coi trọng chất lượng, niềm tin và tầm nhìn dài hạn để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng, bên cạnh các hỗ trợ về tài chính, JBIC (Tổ chức Tài chính Nhật Bản) sẽ tiếp tục đóng góp cho nghiên cứu và đối thoại chính sách cho các Bộ ban ngành tại Việt Nam.
Tại Hội thảo các giải pháp thực hiện quy hoạch trong đầu tư phát triển điện lực, Bộ Công thương tổ chức kế hoạch triển khai trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành, căn cứ trên danh mục kế hoạch đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Để tăng cường công suất điện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của miền Bắc và miền Nam, cũng như giải phóng công suất từ Trung tâm năng lượng tái tạo miền Nam và miền Trung, phát triển thêm 18.000 - 20.000 km đường dây 500KW từ nay đến năm 2045.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ngài Watanabe Shige nói về chiến lược năng lượng Nhật Bản nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho ngành điện Việt Nam. Chiến lược năng lượng sạch hệ thống hóa các giải pháp chính sách hướng tới lộ trình cụ thể cho từng ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng chuyển đổi năng lượng ở phía người sử dụng, hoạt động kinh tế xã hội lấy trọng tâm là năng lượng sạch, chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp, phi carbon hóa khu vực và đời sống.
Ngoài ra, cũng hệ thống hóa vấn đề đảm bảo An ninh năng lượng sẽ triển khai tới đây và các giải pháp cắt giảm carbon với điều kiện đảm bảo an ninh năng lượng có xét tới bối cảnh là cuộc xâm lược giữa Nga - Ukraine và sức ép cung cầu điện.
Một số biểu đồ phát triển của hệ thống điện Việt Nam hiện nay.
Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng chia sẻ thêm: "Cần phát triển xu hướng sản lượng năng lượng tái tạo và giải pháp chống nghẽn lưới điện tại Việt Nam, tiết giảm tối đa chi phí trong toàn bộ quy trình từ khâu phát điện đến khâu phân phối mà không cần tăng cường đầu tư các thiết bị, vốn không đem lại hiệu quả vì chi phí cao (vấn đề không chỉ là năng lượng tái tạo nói riêng), tối ưu hóa trào lưu công suất giả định, xây dựng nguyên tắc dựa trên thực tế phát điện, truyền tải và phân phối điện, so sánh định lượng chi phí giữa việc đầu tư thiết bị mới với việc chuyển nguồn, điều tiết linh hoạt cho phép cắt giảm tạm thời nguồn phát”.
Sau buổi Hội thảo, các hoạt động của sáng kiến chung giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ có những phiên trao đổi, thảo luận tích cực, hiệu quả, thiết thực về những thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức phát triển ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng theo định hướng chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Những thông tin chia sẻ, bài học kinh nghiệm từ phía Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam định hướng chính sách phát triển phù hợp và hiệu quả về chuyển đổi năng lượng bền vững và sử dụng lượng hiệu quả.