Ngày 10/10/1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng, khép lại ách thống trị của thực dân Pháp, không chỉ đánh dấu thắng lợi vang dội của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn mở ra một trang sử mới cho Thủ đô và cả đất nước.
Dù đã hơn 70 năm trôi qua, những địa danh lịch sử gắn liền với sự kiện Giải phóng Thủ đô vẫn trường tồn, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sự kiên cường của dân tộc. Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Cột Cờ Hà Nội – Chứng nhân cho ngày thắng lợi
Cột Cờ Hà Nội, hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng dưới thời triều Nguyễn và là một trong những công trình còn nguyên vẹn nhất thuộc quần thể Hoàng thành Thăng Long. Vào chiều 10/10/1954, Cột Cờ Hà Nội đã chứng kiến lễ thượng cờ lịch sử khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời Thủ đô
Cầu Long Biên – Biểu tượng vượt thời gian
Cầu Long Biên, cây cầu hơn 100 năm tuổi, cũng là một chứng nhân lịch sử cho những thời khắc chuyển mình của Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm, từ chiến tranh đến hòa bình, cầu Long Biên vẫn vững chãi giữa dòng sông Hồng, trở thành biểu tượng không thể thiếu của Thủ đô, thu hút đông đảo du khách và người dân tới tham quan
Bắc Bộ phủ – Nơi quân đội tiếp quản Thủ đô
Bắc Bộ phủ, tọa lạc tại số 12 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, là một trong những nơi đầu tiên mà quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản trong ngày 10/10/1954. Tòa nhà mang đậm phong cách kiến trúc Pháp cổ điển, được xây dựng từ năm 1918, và đã trải qua nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Hiện nay, tòa nhà vẫn được bảo tồn và là Nhà khách Chính phủ, giữ nguyên giá trị lịch sử sâu sắc
Nhà hát Lớn Hà Nội – Chứng nhân buổi lễ thượng cờ
Nhà hát Lớn Hà Nội, được xây dựng từ năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911, là nơi vang lên hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ vào 15h ngày 10/10/1954. Địa điểm này không chỉ là trung tâm văn hóa nghệ thuật của Thủ đô mà còn là biểu tượng lịch sử của một thời kỳ đổi thay. Hơn 100 năm qua, Nhà hát Lớn vẫn giữ được vẻ đẹp nguy nga và trang nghiêm, đón nhận các sự kiện văn hóa quan trọng
Ga Hà Nội – Nơi tiếp quản đầu tiên
Vào sáng ngày 9/10/1954, lực lượng cách mạng đã tiếp quản Ga Hà Nội từ quân đội Pháp. Nhà ga này, trải qua 70 năm, vẫn hoạt động không ngừng nghỉ với những chuyến tàu khởi hành ngày đêm, mang theo sự chuyển động không ngừng của Thủ đô trong suốt chiều dài lịch sử.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân – Nơi quân đội hội quân
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, nơi đoàn quân phía Nam của Đại đoàn 308 tiến vào sáng ngày 10/10/1954, cùng với chợ Đồng Xuân là những điểm hội quân quan trọng trong ngày lịch sử. Ngày nay, Hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân vẫn giữ vai trò trung tâm của Hà Nội, là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa, góp phần làm nên một Hà Nội sôi động và phát triển
Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), tại đây có Tháp Rùa nhô lên giữa lòng Hồ tạo điểm nhấn cho trung tâm của Hà Nội
Không khí mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
Vào những ngày này, khắp các con đường, góc phố Hà Nội được trang hoàng cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Từ khu vực trung tâm đến các quận, huyện, người dân đều háo hức đón chào một Hà Nội đổi mới, năng động và phát triển sau 70 năm. Những địa danh lịch sử ấy, dù đã qua nhiều biến đổi, vẫn luôn nhắc nhở về những ký ức hào hùng của Thủ đô
Đây là các công trình, cụm công trình xây dựng nổi bật trong chặng đường phát triển của thành phố trong 50 năm qua, nhằm tôn vinh những thành tựu tiêu biểu đã góp phần vào sự phát triển của TP Hồ Chí Minh nói riêng và của đất nước nói chung.
Ngày 25/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) diễn ra Lễ ra mắt Chương trình trải nghiệm giáo dục lịch sử “Một thời hoa lửa”.
Ngày 25/4, tại Trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19C Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm), Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức Hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô" với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu, lý luận, tác giả kịch bản sân khấu, các đạo diễn, nhà phê bình…
Dùng chiếc Mercedes Maybach S 480 trị giá 5,5 tỷ đồng để chạy dịch vụ taxi, một người đàn ông tại Trung Quốc đang khiến mạng xã hội dậy sóng. Không chỉ gây choáng với độ chịu chi, anh còn khiến dân tình bất ngờ khi tiết lộ thu nhập mỗi tháng lên tới hơn 700 triệu đồng.
"Bỏ túi" những bí kíp sau để có một trải nghiệm xem diễu binh trọn vẹn nhất. Dưới đây là các khung giờ, tuyến đường và vị trí quan sát đẹp cho lễ diễu hành tại trung tâm TP Hồ Chí Minh.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, Thủ đô Hà Nội biến mình thành điểm hẹn không thể bỏ lỡ với loạt hoạt động đặc sắc từ nội đô đến ngoại thành. Không chỉ có pháo hoa, du khách sẽ được thưởng thức rối nước, khám phá văn hóa các dân tộc và sống trọn từng khoảnh khắc trong không khí hào hùng mừng 50 năm thống nhất đất nước.
“Dân tộc ta qua mỗi cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước có rất nhiều anh hùng và bà Nguyễn Thị Bình xứng đáng là anh hùng trên mặt trận ngoại giao” - đó là nhận xét của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên về nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.
Trong tiếng hò reo, tràn đầy hồ hởi của người dân, 15 khẩu đại bác đã khai hỏa trong lễ sơ duyệt diễu binh, diễu hành tối 25/4, tại trận địa pháo Bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.