Đồng bằng sông Cửu Long: Rộn rã mùa lễ Dâng bông

Mùa lễ Dâng bông của đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường kéo dài trong 1 tháng, tại các ngôi chùa.
anh-1-1730971363.jpg
Theo thống kê của ngành chức năng các địa phương, toàn vùng ĐBSCL hiện có gần 450 ngôi chùa Khmer, tập trung nhiều tại các tỉnh: Trà Vinh (hơn 140 chùa), Sóc Trăng (gần 100 chùa), Kiên Giang (76 chùa), An Giang (66 chùa). Ở những nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trong từng xã, ấp (sóc, phum) đều có bóng dáng của những ngôi chùa. Trong ảnh, chùa Pôthi Thlâng ở xã vùng sâu Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng trong mùa lễ Dâng bông

Lễ Dâng bông (tức lễ dâng y Kathina hoặc dâng y cà sa) là cách gọi phổ biến trong cộng đồng người Khmer để nhắc nhở nhau cùng hướng về một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mùa lễ Dâng bông diễn ra hàng năm, sau khi các vị chư tăng hoàn thành đợt an cư kiết hạ (nhập hạ). 

anh-2-1-1730971364.jpg
Nhiều gia đình, dòng họ hay từng nhóm người đã chuẩn bị trước cho mùa lễ Dâng bông hàng tháng, thậm chí cả năm trời

Trong khoảng thời gian từ 15/9 đến 15/10 âm lịch, tùy vào điều kiện cụ thể, từng ngôi chùa sẽ chọn ra 1 ngày chính thức để tổ chức lễ Dâng bông cho cộng đồng cùng tham gia.

 Ý nghĩa quan trọng nhất của lễ Dâng bông là cùng nhau “hùng phước”, dâng lên chư tăng và nhà chùa những vật phẩm thiết yếu trong sinh hoạt và duy trì các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

anh-3-1730971363.jpg
Lễ Dâng bông luôn được các nhà chùa và cộng đồng dân tộc Khmer tổ chúc trang trọng
anh-4-1730971363.jpg
Tham gia lễ Dâng bông, mỗi phum, sóc đều có hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống đi kèm, tạo thêm không khí rộn ràng, vui tươi suốt cuộc hành lễ
anh-5-1730971364.jpg
Phật tử Khmer dâng lên các vị chư tăng những nhu yếu phẩm thiết yếu sử dụng trong tu tập và sinh hoạt hằng ngày
anh-6-1730971412.jpg
Tuy nhiên, vật phẩm mang tính biểu tượng trong lễ Dâng y chính là y phục và bình bát
anh-7-1730971364.jpg
Trong lễ Dâng y ở mỗi ngôi chùa, hàng năm đều có một vị chư tăng đạt nhiều thành tựu sau đợt an cư kiết hạ được lựa chọn để thọ y Kathina
Hồng Hiếu