Đồn Biên phòng CKC Chân Mây tham gia ứng phó sự cố tràn dầu

Sự cố tràn dầu là một trong những sự cố môi trường thường xảy ra trên các vùng ven biển, trên biển, trên sông, bến cảng… Ô nhiễm do dầu tràn gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến con người, môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
tran-dau-20-1718349090.jpg
Ngày 12/6/2024 vừa qua, tại khu vực Vịnh Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Chương trình diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực. Trong cuộc diễn tập lần này tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động hơn 1.000 người, 11 tàu thuyền, cano các loại; hơn 30 phương tiện cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển lực lượng, trang thiết bị cho nhiệm vụ ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
chan-may-5-1718349010.jpg
Bắt đầu tình huống diễn tập, vào lúc 05 giờ 10 phút, ngày 12/6/2024, tàu dầu Trường Sa 01, quốc tịch Việt Nam, trọng tải 6.000 tấn, trên tàu có 12 thuyền viên, chở 1.200 m3 dầu DO, hành trình từ Hải Phòng đi Quảng Ngãi xảy ra va chạm với tàu chở hàng Chân Mây 24; vị trí va chạm cách bờ biển Bình An, vịnh Chân Mây về phía Bắc khoảng 01 hải lý, cách cảng Hào Hưng - Chân Mây về phía Đông Nam khoảng 0,8 hải lý.
chan-may-32-1718349011.jpg
Sau khi đồng chí Đồn trưởng Đồn Biên phòng nhận được thông tin, Ban chỉ huy ƯPSCTD cụm Cảng Chân Mây, nhanh chóng báo cáo đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ CHBĐBP tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ CHBĐBP tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh BĐBP xin ý kiến về điều động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố.
chan-may-21-1718349005.jpg
Tiếp nhận thông tin, CVHH-TTH (Cảng vụ Hàng hải – Thừa Thiên Huế) nhanh chóng chỉ đạo, điều động tàu CV-05 phối hợp với Xuồng BP07 của Đồn BPCK (Biên phòng Cửa khẩu cảng) Cảng Chân Mây tiếp cận hiện trường, tìm kiếm các thuyền viên bị rơi xuống biển. Khi đến hiện trường, thuyền viên tàu CV05 phát hiện có vết dầu loang trôi dạt, chảy từ tàu Trường Sa 01 xuống biển, ước tính khoảng 50m3 dầu DO nên báo cáo cho CVHH-TTH về thông tin tại hiện trường.
chan-may-12-1718349007.jpg
Cùng lúc đó CVHH-TTH tại Cảng Chân Mây, và Đồn trưởng Đồn BPCK Cảng Chân Mây di chuyển đến hiện trường xác minh thông tin, ghi nhận sự cố và đánh giá tình hình, xác định quy mô ở cấp khu vực, nằm trong vùng nước của đơn vị nên phải triển khai thực hiện công tác ứng phó ban đầu, đồng thời báo cáo Ban Chỉ huy PTDS, PCTT-TKCN tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND huyện Phú Lộc về tình hình sự cố.
chan-may-30-1718349011.jpg
Khi tiếp cận được vị trí xảy ra tai nạn, Xuồng BP07 phối hợp với Tàu CV05 đã cứu được 02 thuyền viên bị rơi xuống biển đưa và bàn giao cho đội Y tế tổ chức sơ cấp cứu. Ở hướng Tây cầu cảng số 3, lực lượng y tế huyện Phú Lộc đang tiếp nhận và chăm sóc Y tế cho 02 thuyền viên tàu Trường Sa 01 sau khi được các lực lượng đưa vào bờ.
chan-may-24-1718349008.jpg
Lúc này, Chỉ huy hiện trường điều động lực lượng, phương tiện tiếp tục tìm kiếm 03 thuyền viên đang trôi dạt chưa tìm thấy đồng thời báo cáo cho Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh để tiến hành quan trắc, tổng hợp các số liệu có liên quan phục vụ công tác ứng phó và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PTDS, PCTT-TKCN tỉnh (Bộ CHQS tỉnh) qua điện thoại TBTaC đề nghị Bộ CHQS tỉnh (VP thường trực Ban Chỉ huy PTDS, PCTT-TKCN tỉnh) tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức vận hành cơ chế, triển khai công tác ứng phó với tình huống khẩn cấp.
chan-may-25-1718349011.jpg
Để kịp thời ứng phó, nhanh chóng khống chế và xử lý tràn dầu, đảm bảo an toàn khu vực. Các đơn vị, lực lượng tham gia ứng phó khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ đúng chức năng đã được phân công theo phương án.
chan-may-19-1718349008.jpg
Sau khi kết thúc giai đoạn ứng phó sự cố trên biển, chỉ huy hiện trường triển khai công tác ứng phó sự cố trên bờ. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý dầu tràn.
chan-may-28-1718349006.jpg
Công việc thu gom phải được tổ chức nhanh chóng và khẩn trương với mọi biện pháp bơm hút, vớt thủ công. Sau đó, đem chứa vào các phương tiện vận chuyển và lưu giữ tạm thời. Cuối cùng, cất giữ vào nơi an toàn để xử lý.
chan-may-8-1718349006.jpg
Các bước làm sạch đường bờ được tiến hành qua 4 bước: đánh giá hiện trường; lựa chọn phương pháp; tiến hành làm sạch; kết thúc và giám sát. Quá trình làm sạch đường bờ thường sử dụng 3 phương pháp: làm sạch tự nhiên; biện pháp cơ học; phân hủy sinh học. Căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
chan-may-14-1718349007.jpg
Sau khi tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố trên bờ, lực lượng đường bờ đã thu gom được 20 tấn chất thải nhiễm dầu. Đường bờ đã được làm sạch, bàn giao toàn bộ chất thải nhiễm dầu cho lực lượng vận chuyển về trạm xử lý.
chan-may-1-1718349009.jpg
Hoạt động diễn tập thực binh ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế là nội dung hết sức quan trọng và cần thiết đối với địa phương nhằm đánh giá khả năng huy động lực lượng, phương tiện, các nguồn lực xã hội và công tác lãnh đạo, chỉ huy điều hành của Ban Chỉ huy PTDS, PCTT-TKCN tỉnh, góp phần rèn luyện và nâng cao khả năng phối hợp của toàn dân, toàn quân trước các tình huống, sự cố trên biển.
chan-may-15-1718349008.jpg
Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Chân Mây đơn vị trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển dài 31 km, quản lý địa bàn xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Võ Việt