Doanh nghiệp cấp tập tìm nguồn cung xăng dầu

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đơn vị chiếm khoảng 35% thị phần xăng dầu trong nước, đang giảm công suất khiến các doanh nghiệp đầu mối phải tính phương án dự phòng.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đơn vị chiếm khoảng 35% thị phần xăng dầu trong nước, đang giảm công suất khiến các doanh nghiệp đầu mối phải tính phương án dự phòng.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang giảm công suất từ 105% xuống 80% do thiếu tài chính nhập nguyên liệu dầu thô và thậm chí có thể phải dừng hoạt động từ giữa tháng 2 nếu không được tháo gỡ khó khăn về tài chính.

Trong văn bản gửi tới doanh nghiệp đầu mối ngày 25/1, chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn (PVNDB) cũng đề cập khả năng không thể tiếp tục cung ứng nguồn hàng ra thị trường từ tuần đầu tháng 2.

Là doanh nghiệp có thị phần phân phối xăng dầu lớn thứ hai cả nước, ông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT PVOil cho biết, đã đề nghị các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất. Nếu nguồn cung trong nước gặp khó khăn, doanh nghiệp đã đàm phán được với đối tác cung ứng nước ngoài để nhập thêm. Không tiết lộ mức giá nhập, nhưng theo ông, ở thời điểm giá trên thị trường thế giới tăng cao và nhu cầu cần mua gấp, giao hàng ngay, "mức giá nhà cung ứng nước ngoài đưa ra là chấp nhận được, họ cũng đảm bảo thời gian giao hàng phù hợp".

"Cùng với nguồn xăng dầu dự trữ lưu thông phân phối (20 ngày theo Nghị định 95-PV) và nhập khẩu, PVOil đủ bù đắp nguồn hàng thiếu hụt và cung cấp đủ hàng cho hệ thống phân phối trước, trong và sau Tết", Chủ tịch HĐQT PVOil chia sẻ.

Oil đủ bù đắp nguồn hàng thiếu hụt và cung cấp đủ hàng cho hệ thống phân phối trước, trong và sau Tết", Chủ tịch HĐQT PVOil chia sẻ.

nlntv-xang-dau-huu-khoa-jpeg-2056-1643212427-1643241175.jpg
Người dân đổ xăng tại một cửa hàng xăng dầu ở quận Phú Nhuận, TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Giám đốc một doanh nghiệp tại miền Trung nói: "Cuối cùng chúng tôi đã chốt được phương án, giá mua với đối tác. Tới giờ đã có thể tạm yên tâm đủ hàng cung cấp cho hệ thống không bị gián đoạn trong dịp Tết".

Còn với Petrolimex, hiện lượng hàng từ Nghi Sơn cung cấp qua chi nhánh phân phối sản phẩm thuộc PVN vẫn được thu xếp "giao tối đa, phù hợp với khả năng sản xuất, tồn kho và lịch giao nhận tối ưu đã được các bên trao đổi, cập nhật trong tháng 1".

"Chúng tôi đang đàm phán và trong bất kỳ tình huống nào cũng cố gắng đảm bảo nguồn hàng, để trong bất kỳ tình huống nào cũng đáp ứng tốt nhất theo khả năng và tồn kho thị trường", đại diện tập đoàn này nói.

Về lý do phải giảm công suất, theo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, là Tập đoàn Dầu khí (PVN) chưa phê duyệt gia hạn thoả thuận (RPA) và thanh toán sớm hợp đồng FPOA. Nhà máy buộc phải huỷ 2 chuyến tàu nhập dầu thô về sản xuất trong tháng 1 và đối diện nguy cơ dừng hoạt động từ giữa tháng 2 tới.

Tuy nhiên, trong thông tin phát đi chiều 26/1, PVN khẳng định, việc nhà máy tự ý huỷ nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động "hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Ban điều hành nhà máy, không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và thanh toán sớm hợp đồng FPOA". Việc này cũng được quy định trong điều lệ của công ty này.

"Các vấn đề về phê duyệt gia hạn RPA và thanh toán sớm là các nội dung nằm trong phương án tái cấu trúc tổng thể của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và đang trong quá trình đàm phán", PVN khẳng định.

Đại diện nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa bình luận về quan điểm của PVN nhưng cho biết đang làm việc tích cực với các bên để đưa nhà máy sớm trở lại hoạt động bình thường.

Hiện Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo tiến độ, kế hoạch và tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký với các thương nhân đầu mối xăng dầu, để không xảy ra chuyện ngừng sản xuất mà không thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước.