Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam

Ngày, 8/12/2022 tại Hà Nội - Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị với chủ đề: “Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Đại diện tổ chức Liên hợp quốc (FAO) tại VN, Bộ công thương, Bộ tài chính, Bộ y tế đồng chủ trì.

Hội nghị toàn thể là một diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao được tổ chức thường niên giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các đối tác Quốc tế và các bên có liên quan nhằm chia sẻ các chủ trương, chính sách và thảo luận về các vấn đề mà các bên cùng quan tâm để thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ trong thực hiện các cam kết quốc tế và các mục tiêu phát triển của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng.

hoi-nghi-3-1670495038.jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Năm 2022, trong bối cảnh xung đột, đại dịch và khủng hoảng khí hậu, các chuỗi cung ứng lương thực và vật tư sản xuất trên toàn cầu bị đứt gẫy, giá lương thực tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng trong khi 8 tỉ người đang sống dựa vào hệ thống lương thực thực phẩm.

Với phương châm “Tư duy- hành động nhanh- kết quả thật”, Bộ nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) đã chủ trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, các chuyên gia trong nước và quốc tế, nghiên cúu, xây dựng dự thảo kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo định hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững với mục tiêu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2030, tham gia tích cực vào đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu.

hoi-nghi-2-1670495038.jpg
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT phát biểu khai mạc Hội nghị.

Hội nghị toàn thể được Bộ nông nghiệp và Phát Triển nông thôn tổ chức tham vấn với đối tác quốc tế và các bên liên quan và dự thảo Kế hoạch hành động, để khi ban hành, kế hoạch hành động đảm bảo được tính toàn diện, đáp ứng ngu cầu trong nước và hội nhập quốc tế, đồng thời có tính khả thi khi có sự phối hợp chặt chẽ của các bên lên quan, có thể huy động được cả nội lực và ngoại lực.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh “Để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo định hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là cần thiết, nhằm đảm bảo cho tất cả các người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu”

Bộ trưởng tin tưởng với “Tư duy đổi mới và cùng hành động, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng với Bộ y tế, Bộ công thương, Bộ tài nguyên môi trường, những mắt xích quan trọng, sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ ban ngành có liên quan, các đối tác quốc tế, để triển khai đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch hành động. Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất cà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững và không ai bị bỏ rơi phía sau”.

hoi-nghi-1-1670495038.jpg
Ông Remi Novo Womdim – Trưởng đại diện tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) phát biểu tại Hội nghị.

Đồng quan điểm với Bộ Trưởng Lê Minh Hoan, Ông Remi Novo Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết: Hội nghị toàn thể ISG 2022 được tổ chức rất đúng thời điểm, qua hội nghị này chúng ta có thể tranh thủ được các kiến thức và kinh nghiệm dồi dào tích luỹ được từ quá trình triển khai rất nhiều chương trình, dự án, giúp xây dựng một tầm nhìn chung và một phương pháp tiếp cận mang tính tổng thể cho việc phát triển bền vững ngành nông- lâm nghiệp và thuỷ hải sản, đảm bảo các hệ thống lương thực đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay cũng như các thế hệ mai sau liên qua tới các sản phẩm và dịch vụ của ngành, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các lợi ích kinh tế, xã hội, sức khoẻ và môi trường.

Hội nghị đã thu hút đông đảo sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ ban ngành, TW, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các sở Nông nghiệp thuộc 63 tỉnh thành, các doanh nghiệp quốc tế và trong nước, các hiệp hội các tổ chức có liên quan và các cơ quan truyền thông báo chí.

 

Nam Lê