Chiến sĩ đặc công nước ở vùng sông nước

Miệng ngậm ống thở, bí mật giấu mình trong nước từ 2 – 4 giờ là một trong những nội dung rèn luyện thường xuyên của chiến sĩ đặc công nước ở vùng sông nước Cửu Long.

So với trước đây, mặc dù được trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại nhưng huấn luyện cho chiến sĩ đặc công nước thuần thục cách đánh truyền thống vẫn được Tiểu đoàn Đặc công 2012 (Bộ Tham mưu, Quân khu 9) chú trọng.

Đơn vị chính thức được thành lập vào năm 1964 ở xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Tiểu đoàn Đặc công 2012 có 2 tập thể và 6 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu đoàn Đặc công 2012 được xác định là lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ, có nhiệm vụ chống khủng bố, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đóng quân.

Nhân ngày truyền thống của Binh chủng Đặc công (19-3), xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh về chiến sĩ đặc công nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.

a1-1742346638.jpg
Chiến sĩ đặc công nước đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, nhất là về tiêu chuẩn sức khoẻ và ý chí kiên định.
a2-1742347173.jpg
Chiến sĩ mới thực hành bao gói trang bị, chuẩn bị vượt sông.
a3-1742347309.jpg
 
a4-1742347575.jpg
"Thao trường" huấn luyện đặc công nước rất linh hoạt, sông Hậu rộng lớn hoặc những nhánh sông nhỏ đều được lựa chọn.
a5-1742348179.jpg
Ống thở là một trong những trang bị không thể thiếu của chiến sĩ đặc công nước.
a6-1742348179.jpg
Bơi ngửa ngầm dưới nước tiếp cận mục tiêu.
a7-1742348179.jpg
 
a8-1742348179.jpg
Bí mật giấu mình trong nước, kỹ năng này được rèn luyện thường xuyên, mỗi lần từ 2 - 4 giờ.
a9-1742348179.jpg
Do thao trường huấn luyện chủ yếu dựa vào sông nước nên chiến sĩ đặc công nước còn đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có tình trạng ô nhiễm môi trường.

 

Thổ Châu