Việt Nam đề xuất giải pháp để thực hiện tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G7 về bảo vệ môi trường

Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng cùng cam kết tiếp tục đẩy mạnh thực hiện COP 26 đã tạo ra nhiều cơ hội, động lực và thách thức cho các nhà khoa học, nhà sáng chế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về việc nghiên cứu và ứng dụng các các giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải.

Với tiêu đề "Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững", cuộc họp ngày 20/05/2023 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng đã tập trung thảo luận các chủ đề quan trọng gồm thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu khẳng định, trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp tổng thể, toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; đồng thời cam kết sẽ tích cực thực hiện thông điệp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng và quyết tâm đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó cũng bày tỏ ủng hộ sáng kiến “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á” (AZEC) của Nhật Bản và đề xuất các nước G7 và đối tác tiếp tục đồng hành với Việt Nam triển khai Thỏa thuận Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) một cách thực chất, hiệu quả. Qua đó, hỗ trợ Việt Nam phát huy tiềm năng, lợi thế, trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo khu vực, tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ về năng lượng sạch và kinh tế tuần hoàn.

nlntv-g7-mo-rong-2560x1440-1685404289.jpg
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng chụp ảnh chung tại Hiroshima, Nhật Bản. (Ảnh: g7hiroshima)

Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng cùng cam kết tiếp tục đẩy mạnh thực hiện COP 26 đã tạo ra nhiều cơ hội, động lực và thách thức cho các nhà khoa học, nhà sáng chế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải. 

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu là do khí thải của động cơ đốt trong trên tất cả các phương tiện giao thông như: ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động chủ yếu bằng nhiên liệu hoá thạch (xăng, dầu, gas). 

Sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, Tập đoàn KOGI (nhóm nghiên cứu người Việt Nam ở trong và ngoài nước) đã sáng chế ra công nghệ tạo khí Hydro xanh hoàn toàn mới, có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với các sáng chế, sáng kiến khác trên thế giới (không cần quy hoạch vùng nguyên liệu đầu vào; triệt tiêu khí thải độc hại được tạo ra trong buồng đốt của động cơ như NOx, CO, CO2, SO2 vượt tiêu chuẩn Euro 6; giúp đốt triệt để và kéo dài thời gian đốt của nhiên liệu; ổn định nhiệt độ buồng đốt ở mức tối ưu; không cần lắp đặt thêm nguồn năng lượng hỗ trợ; làm sạch carbon của động cơ đốt trong và kéo dài tuổi thọ của động cơ) áp dụng cho tất cả các loại động cơ đốt trong (xăng, dầu và gas) … 

Sáng chế công nghệ này của Tập đoàn KOGI đã được thử nghiệm thành công trong thực tế với việc ứng dụng hầu hết trên các loại động cơ đốt trong và được đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO/PTC, Mỹ, Nhật…). Công nghệ này của Tập đoàn KOGI là một trong những giải pháp thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả COP26 và Tuyên bố chung của Hội nghị G7 về bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng, hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định,  thịnh vượng và phát triển bền vững. Giải pháp kỹ thuật của Tập đoàn KOGI vừa mang tính khoa học, hiệu quả ứng dụng cao, vừa tiết kiệm chi phí cho người dùng phương tiện cuối. 

Để sản phẩm từ sáng chế được sản xuất hàng loạt và đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, ngoài sự nỗ lực của các nhà khoa học, doanh nhân, trí thức kiều bào, sự hợp tác của các tập đoàn, rất cần có sự hỗ trợ kịp thời từ lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sự giúp đỡ, tạo điều kiện ưu đãi về mọi mặt của hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản (cơ chế, chính sách, vốn, thuế, diện tích đất, địa điểm xây dựng nhà máy nghiên cứu, sản xuất, lắp đặt …) trong chương trình tăng cường hợp tác giữa hai Chính phủ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo…    

nlntv0-1685404351.jpg
Năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện những cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Phát huy vai trò đối ngoại nhân dân, đặc biệt với sự hỗ trợ của các trí thức, doanh nhân kiều bào tại Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã đề xuất và được một số tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản cùng hợp tác với Tập đoàn KOGI trong việc nghiên cứu, kiểm định và tiến tới áp dụng rộng rãi sáng chế mới của Tập đoàn KOGI trong lĩnh vực sản xuất nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào thời gian tới nhằm thực hiện cam kết đưa mức khí thải về 0 vào giữa thế kỷ.  

Sáng chế của Tập đoàn không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần khẳng định rằng Việt Nam có đủ tiềm năng, tiềm lực và sức mạnh để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với quan tâm, lợi ích của các nước đang phát triển. Đồng thời là hoạt động thiết thực góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973 - 21/9/2023)./.

Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), là nơi họp chính thức của các bên tham gia UNFCCC nhằm đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu. Hội nghị COP26, Việt Nam đã cùng 196 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact), gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.