Khi đó, vị tiến sĩ này chụp 2 tấm ảnh: 1 bức mặc Triều phục và 1 bức mặc đồ thường như thương nhân Trung Quốc. Ông nhận thấy ảnh chụp không khác gì tranh chân dung, thậm chí có phần còn tỉ mỉ, chân thực hơn.
Hiện tại, 2 bức chân dung năm đó của Huy Trứ vẫn được con cháu lưu giữ ở nhà thờ chính họ Đặng Huy tại Huế và nhà thờ chi thứ ba ở Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1867, Huy Trứ đi Hương Cảng, đặt mua máy cùng vật liệu, học kỹ cách dùng. Năm 2/2/1869, hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam chính thức khai trương có tên “Cảm Hiếu Đường”, nằm trên phố Thanh Hà, Hà Nội, do ông làm chủ.
Nhưng ông mở hiệu ảnh ra không phải để kiếm tiền mà mục đích lớn nhất là giới thiệu phát minh mới với người dân nước ta. Người dân mọi nơi đều được lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ, đặc biệt là ảnh người quá cố để thờ phụng. Về sau Huy Trứ thu tiền giới nhà giàu, quan lại. Cũng chính “tổ nghề nhiếp ảnh” này đã tiên phong trong chụp ảnh chân dung, phong cảnh cùng các sự kiện lịch sử.
@nhanlucnhantai Tiên phong ‘bắt trend’ thế giới, vị quan trở thành ‘tổ nghề’ nhiếp ảnh VN #nlntv #tonghenhiepanh #nhiepanh #nhiepanhgia #nhiepanhvietnam #danghuytru ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt