Thanh đồng Trần Ngọc Ánh đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào đời sống cộng đồng

Huyền Văn
Năm 2016 UNESCO đã vinh danh tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ của người Việt là “Di sản văn hóa phi vật thể  đại diện của nhân loại”. Đó là niềm vinh dự, tự hào của dân tộc Việt Nam.

Hầu đồng (còn gọi là lên đồng, hầu bóng), được thế giới nhìn nhận là một loại hình nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo vô cùng đặc sắc và tiêu biểu nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của di sản.

Tiến tới Rằm tháng Bảy “Vu Lan báo hiếu”, thanh đồng Trần Thị Liễu (tên thường gọi: nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, Hà Nội) đã về thôn Công Luận, xã Gia Tường, huyện Nho Quan, Ninh Bình, nơi cô được sinh ra và lớn lên trên vùng chiêm trũng…

Lắng nghe cô trình bày ý tưởng làm đại lễ Vu Lan báo hiếu của thôn, ông bí thư chi bộ Quách Xuân Hùng, trưởng thôn Trần Quang Hợp và trưởng ban các ngành, đoàn thể thôn Công Luận đã nắm bắt cơ hội và hoàn toàn đồng tình với ý tưởng tốt đẹp của một người con xa quê. Hội nghị bàn bạc và hoàn toàn ủng hộ với chương trình tổ chức lễ Vu Lan của thôn. Thế là Rằm tháng Bảy đại lễ Vu Lan báo hiếu, tri ân các Anh hùng liệt sỹ ( AHLS) và các vị cán bộ Lão thành của thôn được tổ chức tại Đền làng.

nlntv-ba-tran-thi-anh-1660895862.jpg
Bà Trần Thị Ánh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ diễn xướng chầu văn Thiên Phú Thắp sáng ngọn lửa nghệ thuật dân gian.

Có lẽ đây là lần đầu tiên cấp thôn xóm tổ chức được một buổi lễ trang nghiêm, làm nức lòng người dân. Phát biểu khai mạc buổi lễ, Bí thư chi bộ Quách Xuân Hùng nhấn mạnh về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương và lòng tôn kính tiên tổ…

Đáp lại tình cảm của bà con và cán bộ thôn, cô Ánh đã có bài phát biểu ấn tượng, đi vào lòng người. Ấy là nêu cao đạo lý “Hiếu - Trung - Tín - Nghĩa” của Đạo Mẫu. Truyền đời biết ơn tiên tổ và các AHLS cũng như các vị cán bộ lão thành đã có công với dân với nước, với quê hương xóm làng.

nlntv-ong-truong-thon-1660895783.jpg
Ông Quách Xuân Hùng, Bí thư chi bộ - phát biểu khai mạc buổi lễ.

Ông trưởng thôn Trần Quang Hợp cũng bày tỏ sự hân hoan của bà con trong thôn được cùng tham dự một buổi lễ vô cùng ý nghĩa.

Kết quả rất bất ngờ của buổi lễ không chỉ có lòng thành kính của mỗi người dân khi dâng nén tâm hương lên anh linh tiên tổ các dòng họ và các AHLS, mà chính là tình cảm quê hương, sự đoàn kết trong thôn xóm được đánh thức, được khơi dậy bởi lòng bao dung nhân ái, bởi giá trị văn hóa truyền lại từ bao đời…. Mặc dù chỉ là những túi quà nhỏ để tri ân các gia đình liệt sỹ và gia đình các vị cán bộ lão thành nhưng cũng đủ rưng rưng xúc động lòng người. Đó là sự an ủi, động viên, khích lệ đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng trước sự lung linh của giàn hoa đăng truyền thống.

nlntv-dang-huong-1660896259.jpg
Cùng dâng nén tâm hương lên anh linh tiên tổ các dòng họ và các AHLS

Thế mới biết tại sao người dân lại tỏ lòng thành kính trước những giá đồng chuẩn mực về phong thái biểu đạt và ý nghĩa của từng vị thánh. Sự truyền cảm giá tri văn hoá của tín ngưỡng di sản chính là niềm tin yêu nẩy nở từ lòng dân được lan toả trong cộng đồng. Đó chính là dấu ấn sâu đậm trong hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt .

nlntv-trao-qua-1660895689.jpg
Trao quà tri ân các gia đình Liệt sỹ và  gia đình các vị cán bộ lão thành

Từ sự kiện trên, thanh đồng Trần Ngọc Ánh, Phó trưởng ban Ban Bảo tồn - phát huy Di sản văn hóa Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ diễn xướng chầu văn Thiên Phú, thuộc TW Hội Khoa học Phát triển nguồn Nhân lực, Nhân tài Việt Nam đã cho chúng tôi một cảm nhận mới. Phải chăng sự gắn kết rộng lớn của mỗi dân tộc đều bắt đầu từ thôn xóm, làng bản. Sự khai mở hãy bắt đầu từ nền tảng hạ tầng trong xã hội, nhằm xây dựng một đời sống cộng đồng bình đẳng, lành mạnh, nhân ái và thiêng liêng.

LG Kim Cương