Phát triển nguồn nhân lực số - giải pháp cần ưu tiên để tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

Đề án: "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/01/2022. Sau hơn 1 năm triển khai Đề án, việc phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đã được đẩy mạnh ở nhiều bộ, ngành địa phương và mang lại kết quả tích cực.

Đến nay, cả nước đã triển khai trên được 75.000 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với gần 350.000 thành viên tham gia. Đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại TP Đà Nẵng hay việc triển khai nền tảng học trực tuyến mở của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm bồi dưỡng về chuyển đổi số cho hàng trăm nghìn công chức, viên chức là đội ngũ nòng cốt về chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương và bồi dưỡng kỹ năng số miễn phí cho người dân.

Tuy nhiên, theo ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số, những kết quả tích cực trên mới chỉ là bước đầu và thực tiễn cho thấy, nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp vẫn chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho chuyển đổi số. Điều này dẫn tới một thực trạng là nguồn nhân lực cho chuyển đổi số của Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều. 

anh-o-giang-ok-1692790657925379013940-1692843756.jpg
Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số