Ông Công, ông Táo: Ngày truyền thống của người dân Việt

Nam Lê
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những vấn đề xảy ra trên trần gian. Vào ngày này, các gia đình đều làm lễ cúng ông Công ông Táo và khấn vái ông Táo trình báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.

Đây được đánh giá là ngày lành cho nghi thức thờ cúng tâm linh, nhất là cúng Táo quân 2024, hứa hẹn mang lại sự bình an, thịnh vượng, thành công kéo dài, may mắn bền vững. Dù là cầu công danh hay cầu tài lộc đều hanh thông, thuận lợi. Mất đồ cũng dễ dàng tìm lại. Người thân ở xa hay gần đều khỏe mạnh, yên vui. Sức khỏe gia chủ thêm tráng kiện, giảm thiểu ốm đau.

Theo quan niệm dân gian, ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc. Vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ sẽ chuẩn bị các nghi thức và bài khấn cúng đưa ông Táo để mong một năm mới khỏe mạnh, sung túc Cúng đưa ông Táo là phong tục cổ truyền của người Việt từ xưa đến nay mỗi dịp tết đến xuân về. Dù vậy, không phải ai cũng biết tại sao có phong tục này cũng như nghi thức cúng cùng bài khấn đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Thần Táo gọi đúng nghĩa là Định Phước Táo Quân, là vị Thần tạo phước đức và chăm sóc các cháu nhỏ trong gia đình. Thần Táo được thờ tại bếp nấu ăn (cơm) của mỗi gia đình hoặc trong các lò bếp trong nhà máy, công ty, xí nghiệp…

2-1706838677.jpg
Chủ nhà cầu mong năm mới bình an, ấm no, đủ đầy là một trong các ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo (Ảnh: Internet)

Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (hay còn gọi là ông Công ông Táo) lên chầu trời. Theo GS. Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp

Nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam, GS. Lê Văn Lan giải thích: cúng tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào Tết. Ngày xưa gọi là tiễn Táo quân về trời. Ngày nay, người dân gọi bằng Tết ông Công, ông Táo. Theo GS. Lê Văn Lan, trong chuyến khai quật khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình từ nhiều năm trước, giáo sư cùng với các cộng sự đã phát hiện dưới lòng một hang động văn hóa Hòa Bình có niên đại 10.000 năm có hiện tượng 3 hòn đá cuội xếp tạo thành thế “kiềng 3 chân”. Ở chỗ 3 hòn đá cuội ấy đào lên được rất nhiều than, tro, xương thú vật đã vỡ vụn, các mảnh vỏ ốc. Đó là 1 cái bếp của người nguyên thủy. Sau này, người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam thay 3 viên gạch, 3 hòn đá cuội thành những cái kiềng 3 chân bằng sắt để làm bếp. 3 viên đá cùng với những hiện vật được tìm thấy chứng tỏ từ thời nguyên thủy, các tộc người đã biết phát huy tinh thần, sức mạnh của cộng đồng bằng việc mang những sản phẩm kiếm được trong ngày về nấu chín rồi cùng nhau thưởng thức.

33-1706839137.jpg
Lễ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam (Ảnh: Internet)

Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện "hai ông, một bà" nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa. Vì vậy, tục cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Tết ông Công ông Táo là một trong những dịp lễ quan trọng trước Tết Nguyên Đán. Theo phong tục, Tết ông Công ông Táo sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch), hàng năm. Theo lịch vạn niên, ngày ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào Thứ Sáu ngày 2 tháng 2 dương lịch, thuộc tiết Đại hàn trong 24 tiết khí. Theo phong thủy, đây là ngày Thanh Long Kiếp, có ý nghĩa là ngày lành thuận lợi cho việc xuất hành các hướng, các việc làm đều đạt kết quả tốt đẹp. Vậy nên, có thể xem ngày ông Công ông Táo 2024 là thời điểm thích hợp để các gia đình thực hiện nghi lễ truyền thống này.

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình. Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông "nói tốt" cho nhà mình.

Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Tùy theo điều kiện gia đình mà có những mâm cỗ lớn nhỏ khác nhau.

Lê Anh - Nam Lê