4 sai lầm ai cũng mắc khi thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo

Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Sau khi cúng xong, họ sẽ đem cá chép phóng sinh ở ao, hồ với ý nghĩa đưa ông Công, ông Táo về trời.

Phóng sinh cá chép không chỉ là nét đẹp văn hóa thể hiện sự kính trọng của người dân với ông Táo mà còn là thể hiện sự từ bi quý báu của con người. Nhưng vẫn còn một số người thường mắc sai lầm khi thả cá chép trong ngày lễ này.

Thả cá nơi nước ô nhiễm

Không nên phóng sinh cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Ngoài ra, cần chọn nơi ít người câu, đánh cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.

Để nguyên cá trong túi nylon kín

Hành động này trái ngược với ý nghĩa phóng sinh. Cách thả cá như vậy chẳng những trực tiếp làm cá mất đi sự sống mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Câu, chích điện bắt cá

Một số người thường chờ đến ngày này để câu cá, thậm chí còn dùng điện để bắt cá. Vì vậy, sau khi thả cá, chúng ta nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ.

Thả cá từ trên ca

Hành động này thể hiện sự sơ sài, cẩu thả của người phóng sinh, nhiều khả năng cá có thể bị chết do rơi từ trên cao, lực ném quá mạnh. Cá nên được đặt trong lòng bàn tay, thả nhẹ xuống nước, tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ.

@nhanlucnhantai 4 sai lầm ai cũng mắc khi thả Cá chép vào ngày ông Công ông Táo #nlntv #vanhoa #vanhoavietnam #thacachep #ongcongongtao ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV