Những tín hiệu lạc quan và xu hướng xuất khẩu lao động giai đoạn dịch covid 19

Đại dịch Covid-19 đã làm biến đổi nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Có ngành đối mặt với nguy cơ khủng hoảng trầm trọng nhưng cũng có ngành đón nhận cơ hội thuận lợi chưa từng có để phát triển mạnh mẽ hơn. Dù gặp khủng hoảng trong đại dịch, song hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài lại xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan.

Suy nghĩ và hành vi người lao động thay đổi

Tỉ lệ thất nghiệp do dịch Covid-19 tăng cao nên rất nhiều người lao động (NLĐ) có nhu cầu tìm kiếm việc làm cả trong và ngoài nước. Với thị trường lao động ngoài nước, tâm lý e dè là điều không thể tránh khỏi với NLĐ do những rào cản về di chuyển, học ngoại ngữ, phỏng vấn online. Vì thế, họ đang có xu hướng tìm đến những công ty có các giải pháp đào tạo mới nhằm khắc phục những trở ngại này. Trao đổi với a Hoàng Dũng, trưởng phòng tuyển dụng công ty XKLĐ Việt Phát, một trong những công ty liên tục cải tiến cách tuyển dụng lao động động ngoài nước cho hay

hoang-dung-truong-phong-tuyen-dung-cong-ty-xkld-viet-phat-1640059425.jpg
Hoàng Dũng (Vest đen) - trưởng phòng tuyển dụng công ty XKLĐ Việt Phát.

Thanh lọc và chỉ còn tồn tại các DN bền vững 
Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải chật vật xoay xở để tồn tại và duy trì đội ngũ nhân sự chuyên môn. Tuy nhiên, số đông DN vẫn giữ sự lạc quan, chuẩn bị các hồ sơ cần thiết, phương án tiêm vắc-xin cho NLĐ trước xuất cảnh, xây dựng chiến lược phối hợp với đối tác. Tất cả đang trong trạng thái sẵn sàng, chờ "tín hiệu" mở cửa của chính phủ các nước để triển khai ngay. Bên cạnh những tác động tiêu cực, Covid-19 lại vô tình trở thành một "bộ lọc" để loại bỏ những DN hoạt động bát nháo vốn làm méo mó hình ảnh thị trường trước đây. Từ đó, tạo thêm điều kiện thuận lợi để các DN uy tín duy trì hoạt động và mở rộng các kế hoạch kinh doanh.

xkld-vietphat-1640059497.jpg
Cán bộ công ty XKLĐ Việt Phát.

Các thị trường lớn vẫn có nhu cầu
Nhật Bản là thị trường có chế độ đãi ngộ cho người lao động tốt, mức lương tương đối cao và ổn định. Vì thế, được sang Nhật Bản làm việc là mơ ước của không ít lao động Việt Nam. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên xuất khẩu lao động nói chung, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản có chậm lại. Gần hết năm 2020, những lao động tham gia vào thị trường này gần như không xuất cảnh được. Không ít người lo lắng, nhưng ngay khi các doanh nghiệp kết nối lại được với thị trường này đã đem lại cơ hội cho nhiều lao động.

xkld-vinhphaty-1640059750.png
Dịch COVID-19 như các thị trường khác nhưng nhu cầu lao động vẫn rất lớn.

Anh Dũng cho hay: ‘’Dù ảnh hưởng của dịch bệnh là không nhỏ, nhưng phía công ty vẫn luôn cố gắng tìm kiếm các nguồn khách hàng tiềm năng mới. Cũng rất may mắn trong năm 2021, chúng tôi đã ký được số lượng lớn các đơn hàng liên quan đến nhiều lĩnh vực. Phía nước bạn cũng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như các thị trường khác nhưng nhu cầu lao động vẫn rất lớn. Để đáp ứng được các đơn hàng từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp xác định đào tạo theo hai hình thức online và offline tùy tình hình dịch bệnh từng thời điểm.’’

 

Minh Tuyết