Nước ép lựu
Lựu không chỉ là một loại trái cây ngon, mát mà có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên lựu là loại quả mà trẻ cần ăn thường xuyên.
Nước ép lựu là loại Nước ép lựu cung cấp lượng kali dồi dào và hàm lượng chất chống oxy hóa đáng kinh ngạc. Nó có thể giúp hạ huyết áp.
Một nghiên cứu thực hiện từ năm 2011 kết luận rằng thường xuyên uống nước ép lựu có thể giảm huyết áp tâm thu. Trong khi đó, một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy sử dụng nước lựu đều đặn giúp giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Trà xanh
Trà xanh là loại thức uống tốt cho sức khỏe. Dùng trà xanh thường xuyên sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả; Điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch; Ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác; Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng của não bộ; Chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân....
Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp rất tốt.
Một phân tích tổng hợp năm 2020 về 5 thử nghiệm lâm sàng cho thấy thường xuyên tiêu thụ trà có tác dụng giảm huyết áp tâm thu và
huyết áp tâm trương. Trong đó, trà xanh có hiệu quả tốt hơn trà đen.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua là một loại đồ uống phổ biến cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh như lycopene.
Nước ép cà chua có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu năm 2019 của các nhà khoa học cho thấy việc sử dụng một cốc nước ép cà chua mỗi ngày giúp những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu cải thiện cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng như lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Để tránh hấp thụ lượng natri không cần thiết, gây tác dụng ngược với huyết áp, bạn nên sử dụng nước ép cà chua không thêm muối.
Sữa ít béo
Một nghiên cứu thực hiện từ trước năm 2006 cho tháy những người tiêu thụ hơn 3 khẩu phần sữa mỗi ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp thấp hơn 36% so với những người chỉ dùng một nửa khẩu phần.
Những người chọn sữa ít béo (và hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa chất béo bão hòa nói chung) có nguy cơ bị tăng huyết áp thấp hơn.
Nghiên cứu từ năm 2018 xác nhận rằng uống sữa ít béo có thể giúp giảm huyết áp một cách đáng kể.
Nước ép củ cải
Không chỉ trái cây và rau xanh mới là nguyên liệu lý tưởng để làm nước ép, các loại củ tự nhiên cũng là lựa chọn rất hấp dẫn. Nếu nước ép cà rốt hay củ dền đã quá quen thuộc với bạn rồi, hãy thử bổ sung thêm nước ép củ cải đường vào menu đồ uống đa dạng của nhà mình nhé!
Củ cải đường hay còn gọi là củ cải đỏ, có dạng hình cầu nhỏ, vỏ màu đỏ hồng hoặc trắng, ruột màu trắng.
Nước ép củ cải có chứa nitrat giúp làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 được đăng tải trên tạp trí Hypertension cho thấy 68 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu uống hơn 227ml nước ép củ cải trong 2 tuần có đã hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Nước ép củ cải có chứa nitrat giúp làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 được đăng tải trên tạp trí Hypertension cho thấy 68 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu uống hơn 227ml nước ép củ cải trong 2 tuần có đã hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Nước ép của các loại quả mọng
Các loại quả mọng (đặc biệt là việt quất) có đặc tính chống oxy hóa mạnh, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Một đánh giá năm 2020 cho thấy, nước ép nam việt quất hoặc anh đào có thể giúp cải thiện vấn để huyết áp và cholesterol xấu.
Việt quất là một loại quả đặc biệt có vị ngọt thơm và vô cùng bổ dưỡng, được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Có thể nói đây là một loại “siêu thực phẩm” vì chứa hàm lượng calo thấp và đặc biệt có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Giờ thì hãy khám phá ngay thức đồ uống này và trải nghiệm vị ngon tuyệt hảo của nó nhé.