Nguồn gốc Trái đất, hệ Mặt trời bắt nguồn từ các đám mây lạnh giữa các vì sao?

Theo phát hiện mới nhất của nhóm nghiên cứu từ Đại học Curtin (Úc), một loại chất hữu cơ phức tạp có thể đã hình thành trong các đám mây lạnh giữa các vì sao. Chúng bám lên ‘Cung Điện Rồng’ và cơ thể mẹ của thiên thạch Murchison, rất lâu trước khi Trái đất và thậm chí cả hệ Mặt Trời ra đời.

Nhóm đã thực hiện thí nghiệm đốt cháy có kiểm soát một số thực vật của Úc và tạo ra hydro carbon thơm đa vòng (PAH) rồi so sánh chúng với PAH bên trong mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu và thiên thạch Murchison.

Tiểu hành tinh Ryugu được đặt theo tên ‘Cung Điện Rồng’ trong truyền thuyết Nhật Bản, đã được tàu vũ trụ Hayabusa-2 của nước này lấy mẫu thành công và đem về Trái đất. Trong khi đó, thiên thạch hàng tỷ năm tuổi Murchison rơi xuống nước Úc từ thập niên 70 của thế kỷ trước.

Cả Ryugu và Murchison đều được xác nhận là chứa ‘hạt giống sự sống’, là các axit amin nền tảng của các hợp chất phức tạp hơn, bao gồm protein trong cơ thể con người và các sinh vật sống cũng như hydro carbon thơm đa vòng.

Các PAH trong Ryugu và Murchison bao gồm cả PAH cỡ nhỏ sinh ra trong môi trường ấm hơn, ví dụ gần một ngôi sao hoặc bên trong thiên thể nào đó.

@nhanlucnhantai Nguồn gốc trái đất, HMT bắt nguồn từ các đám mây lạnh giữa các vì sao? #nlntv #nguongoctraidat #hemattroi #traidat ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Ban Media