Meghalaya - ‘Nơi ẩm ướt nhất thế giới’ có gì đặc biệt?

Meghalaya được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới với lượng mưa trung bình gần 12.000 mm mỗi năm.

Meghalaya là một bang tại Đông Bắc Ấn Độ, với diện tích 22.429km2, khoảng 70% diện tích bang là rừng che phủ. Với lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm, gấp 11 lần Glasgow và 22 lần London - hai thành phố cũng nổi tiếng ẩm ướt vì mưa nhiều. Theo DNA India, lượng mưa một năm ở Mawsynram có thể làm ngập đầu gối tượng Chúa cứu thế cao 30 m ở Rio de Janeiro.

Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia.

Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.

Cách Shillong, thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ) khoảng 2 tiếng đi taxi là những ngọn đồi Khasi ở độ cao gần 1.500m. Trên đó có ngôi làng nổi tiếng Mawsynram - được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

@nhanlucnhantai Meghalaya - ‘Nơi ẩm ướt nhất thế giới’ có gì đặc biệt? #nlntv #Meghalaya #ando #noiamuotnhatthegioi #amuot #thoitiet #khamphaando #kylucguinness ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Ban Media