Mạnh dạn chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều 'quả ngọt'

Nhiều doanh nghiệp rất tích cực, chủ động chuyển đổi hoạt động lên môi trường số. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, băn khoăn khi họ không biết bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào và lợi ích thu được là gì?
manh-dan-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-se-huong-nhieu-qua-ngot-1660033650.jpg
TS. Đỗ Phú chia sẻ về chuyển đổi số tại một sự kiện

Để giải đáp cho những trăn trở, băn khoăn của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, PV Tạp chí Nhân lực Nhân tài Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Văn Phú (ĐH Quốc tế Hamburg, chuyên gia Toán thương hiệu) - Phó Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam.

- Thưa TS, có thể định nghĩa thế nào về chuyển đổi số?

Sự chuyển đổi là định nghĩa lại về mặt cơ bản của một quy trình hay sản phẩm thông qua công nghệ. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số (CĐS) về cơ bản là chuyển đổi từng bước các phương thức vận hành từ môi trường truyền thống lên không gian số. 

Ví dụ, khi giám đốc điều hành của Asian Paints sử dụng thiết bị nhúng và công cụ phân tích để xây dựng nhà máy hoàn toàn tự động hóa, họ đã thay đổi bản chất của quy trình sản xuất và mang lại hiệu quả ,chất lượng, sự bền vững và môi trường tốt hơn so với các nhà máy vận hành thủ công.

- Vậy, với doanh nghiệp, định hướng CĐS sẽ bao gồm những giai đoạn nào?

Có thể khái quát định hướng CĐS bao gồm các giai đoạn như mô hình dưới đây:

manh-dan-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-se-huong-nhieu-qua-ngot-1660032676.png
 

- Theo ông, đâu là những điểm mạnh trong cơ chế Quản trị số, khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi các phương thức vận hành từ môi trường truyền thống lên không gian số?

Trên thực tế, có nhiều ưu điểm trong cơ chế quản trị số. Tôi cho rằng, nếu doanh nghiệp tích cực, chủ động đón đầu và triển khai CĐS một cách hợp lý thì họ sẽ thu được rất nhiều lợi ích.

  VAI TRÒ TRONG PHỐI HỢP & CHIA SẺ CÁC LỢI ÍCH & KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP
Đơn vị kỹ thuật số tổng hợp

Chia sẻ là mục tiêu chính, thực hiện thông qua việc tập trung nguồn lực chuyên sâu & xây dựng hạ tầng công nghệ.

Tiêu chuẩn & chính sách được xây dựng bởi đơn vị mang lại sự phối hợp và chia sẻ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn khả năng phối hợp hiệu quả hơn trong các dự án số hóa, các cơ chế bổ sung là cần thiết.

Lợi ích: năng lực số hóa, dịch vụ kỹ thuật số cho cả doanh nghiệp, lợi thế kinh tế về quy mô.

Khó khăn: cơ cấu và cách sắp xếp trong tổ chức, nhiều khó khăn trong việc phối hợp các quản lý của các bộ phận riêng lẻ, cần có một danh mục dịch vụ.

Ban quản trị 

Phối hợp là mục tiêu trọng tâm.

Tuy nhiên, nhiều quyết định và chính sách có thể đòi hỏi doanh nghiệp cần chia sẻ các tài nguyên hay năng lực 

Lợi ích: xây dựng tiêu chuẩn và các chính sách số hóa, tối ưu hóa nguồn lực, bắt kịp xu hướng công nghệ mới.

Khó khăn: thường cần thêm các cơ chế bổ sung để dẫn dắt bước chuyển đổi hoặc cung cố cho chính sách và tiêu chuẩn hiện có.

Vị trí lãnh đạo mảng số hóa  Những vai trò này thúc đẩy việc chia sẻ bằng cách khích lệ sử dụng nguồn tài nguyên số, hỗ trợ công việc phối hợp xuyên suốt các đơn vị tổ chức và nhiều dự án sáng tạo.

Lợi ích: tầm nhìn số hóa, thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp và nhân viên tuân thủ tiêu chuẩn hơn.

Khó khăn: trách nhiệm và quyền hạn, mối quan hệ giữa văn phòng tập đoàn và chi nhánh, sự phối hợp giữa các cấp độ.

- Trong khâu số hóa quy trình vận hành, các doanh nghiệp cần phải chú ý điều gì?

Để số hóa quy trình vận hành đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng triển khai thực hiện 6 đầu việc sau:

- Thoát khỏi những giả định, những điều được coi là “ hiển nhiên” trong thời kỳ tiền số hóa

- Xác định những trở ngại và không hiệu quả trong quy trình vận hành, đồng thời xem xét liệu công nghệ số có thể giúp doanh nghiệp đổi mới cách hoạt động hay không.

- Xem xét từng phương pháp trong 6 pương pháp cải thiện quy trình vận hành để nâng cao khả năng hoạt động của doanh nghiệp

- Nếu doanh nghiệp không thể xử lý cả hai mặt của một nghịch lý cùng một lúc, hãy bắt đầu với việc tiêu chuẩn hóa hoặc kiểm soát. Đièu này có thể giúp mở ra tiềm năng để thực hiện các phương pháp khác

- Hãy học hỏi từ những bài học, cả trong và ngoài ngành doanh nghiệp đang kinh doanh

- Tương tự như với trải nghiệm khách hàng, nền tảng số vững mạnh là yếu tố không thể thiếu để chuyển đổi quy trình vận hành.

- Trong quá trình CĐS, bài toán đặt ra đối với doanh nghiệp là phải tái tổ chức mô hình kinh doanh theo hướng số hóa. Vậy theo TS, cần tổ chức tái tổ chức mô hình kinh doanh số hóa như thế nào?

Theo tôi, có một số việc cần làm trong khâu tái tổ chức mô hình kinh doanh:

- Luôn luôn thách thức mô hình kinh doanh với đội ngũ tốt nhất

- Giám sát các dấu hiệu thúc đẩy sự thay đổi mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp của bạn, ví dụ như sự thông dụng hóa sản phẩm, doanh nghiệp mới gia nhập hay sự thay thế trong công nghệ

- Xem xét cách thức bạn có thể chuyển đổi ngành công nghiệp trước các doanh nghiệp khác

- Xem xét liệu đã đến lúc thay thế sản phẩm, dịch vụ bằng phiên bản mới hơn nếu đang bị đe dọa bởi công nghệ số

- Xem xét việc tạo lập phương thức kinh doanh số hóa hoàn toàn mới bằng cách sử dụng năng lực và tài sản nòng cốt

- Thưa TS, không ít doanh nghiệp muốn bắt đầu với mô hình công nghệ trong CĐS. Ý kiến của TS đối với vấn đề này thế nào?

Đừng bắt đầu với công nghệ, hãy bắt đầu với cách thức mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng, làm thế nào để vận hành quy trình đó và tạo ra lợi nhuận. Sau đó, hãy tìm tòi các cơ hội tiềm năng từ công nghệ số để tới đích một cách thông minh, nhanh và ít tốn chi phí hơn. Học hỏi phương pháp mà các ngành công nghiệp khác đã áp dụng để giải quyết vấn đề tương tự hoặc cách họ tận dụng thời cơ

Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn nhiều lộ trình khác nhau để tới thành công. Bạn cần ưu tiên các lựa chọn tạo ra giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng, lựa chọn mà hoạt động vận hành khó bị sao chép và mang lại một mô hình kinh tế sinh lời. Một cách để giảm thiểu rủi ro là thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát trong mô hình mới và cùng lúc đó, thu thập dữ liệu giúp cho việc học hỏi và xem xét lại các giả định. Sự chuyển dịch công nghệ thường tạo ra cơ hội thay đổi mô hình kinh doanh, nhưng đây cũng có thể là thứ chống phá mô hình có sẵn.

- Ngoài những ý kiến nêu trên, TS có lời khuyên nào dành cho các DN khi thực hiện CĐS?

Tôi cho rằng, các DN cần chú ý trong khâu xây dựng trải nghiệm khách hàng, cụ thể:

- Đặt trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm của bước CĐS

- Thiết kế trải nghiệm khách hàng dựa trên thị hiếu của họ

- Nâng cao khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng qua các kênh số hóa mới

- Dữ liệu và công cụ phân tích là huyết mạch của khâu tái xây dựng trải nghiệm khách hàng

- Hợp nhất triệt để trải nghiệm số hóa và trải nghiệm tương tác truyền thống

- Luôn luôn đổi mới và cải cách. Mỗi cải tiến trong trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ số sẽ mở ra những cánh cửa cơ hội mới

PV