Hội thảo Môi trường hướng tới phát thải ròng bằng 0

Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng hoá thạch trong nước ”, đồng thời việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội.

Hôm nay, ngày 26/7, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc miền núi - HRC phối hợp với Hội đồng dân tộc Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học cùng các tổ chức xã hội tổ chức Hội thảo Môi trường hướng đến phát thải ròng bằng 0.

hoi-thao-mt4-1658817443.jpg
Việt Nam đặt mục tiêu hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Tới dự hội thảo, có bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội; ông Lưu Đức - Uỷ viên thường trực Hội đồng dân tộc Quốc hội; ông Tráng A Dương - Đại biểu Quốc hội; Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng; TS Hoàng Xuân Lương - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc miền núi; PGS.TS Nguyễn Đăng Hội - Viện trưởng Viện Sinh thái nhiệt đới - Trung tâm nhiệt đới Việt Nga - Bộ Quốc Phòng. Cùng tham dự, còn có các nhà khoa học đến từ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên & Môi trường và nhiều đại biểu đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, các tổ chức nghiên cứu khoa học.

hoi-thao-mt2-1658817443.jpg
Toàn cảnh hội thảo
hoi-thao-mt5-1658817443.jpg
Hội thảo có sự tham gia của chuyên gia người nước ngoài

Từ năm 2016-2020, ô nhiễm môi trường không khí tiếp tục là một trong những vấn đề nóng, luôn nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý và người dân. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm môi trường bụi, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm bụi mịn tại các thành phố lớn, các đô thị, các khu công nghiệp ở mức PM2,5.

hoi-thao-mt1-1658818523.jpg
TS Hoàng Xuân Lương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc miền núi, bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội và Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng chủ trì hội thảo

Qua nghiên cứu đánh giá, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng nông nghiệp và làng nghề, gây hình thành bụi lơ lửng, bụi mịn PM2,5. Sức ép từ giao thông đến môi trường không khí được thể hiện rõ nhất tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Thống kê cho thấy, TP. Hà Nội có 52,93% và TP.HCMnh có 67,89% phương tiện xe ô tô, mô tô, xe gắn máy có niên hạn sử dụng trên 10 năm đang lưu hành. Chính lượng xe có niên hạn sử dụng lớn, sự gia tăng số lượng phương tiện, chất lượng các tuyến đường và lượng lớn các chất thải từ hoạt động xây dựng rơi vãi trong quá trình vận chuyển là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí.

hoi-thao-mt6-1658817443.jpg
Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc CHERAD trình bày tham luận về ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ cộng đồng, thực trạng và giải pháp
hoi-thao-mt7-1658817443.jpg
PGS.TS, Đại tá Nguyễn Đăng Hội - Viện trưởng Viện Sinh thái nhiệt đới - Trung tâm nhiệt đới Việt Nga - Bộ Quốc Phòng; thảo luận về vấn đề nạn phá rừng và các giải pháp phòng chống phá rừng, đồng thời cần có chiến lược phát triển rừng bền vững

Hội thảo được phát trực tuyến trên nhiều nền tảng mạng xã hội, có hơn 750 người theo dõi và tham gia thảo luận trực tuyến. Hội thảo diễn ra sôi nổi với 7 tham luận của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực nghiên về môi trường. Cùng với đó, là nhiều ý kiến thảo luận thiết thực, hướng tới trọng tâm của hội thảo. Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia đã đóng góp những kiến nghị về thực trạng khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, cùng bày tỏ mong muốn Nhà nước và nhân dân chung tay trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Việt Nam tích cực ứng phó chống biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng 150 quốc gia trên thế giới cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050. Cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia Tuyên bố Glassgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động 2 thích ứng an toàn…
Võ Việt