Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam”

Huyền Văn
Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng, Ngân hàng nhà nước, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan đồng tổ chức Hội thảo: “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam”.

Tháng 7 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Chỉ thị nêu rõ năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030.

nlntv-toancanh-1671001297.jpg
Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nền kinh tế nước ta dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của của tình hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, chống tự do thương mại ở một số nơi, lạm phát tiếp tục tăng cao và trở thành vấn đề lớn tại nhiều quốc gia; dịch CoVid-19 vẫn còn tiếp diễn và chứa ẩn nhiều rủi ro; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

nlntv-nguyenanhdung-1671001544.jpg
Ông Nguyễn Anh Dũng – Trưởng Ban Tuyên Giáo Đảng uỷ Bộ Xây dựng, Tổng Biên tập Báo Xây dựng. Phát biểu, tuyên bố lý do, khai mạc Hội thảo.

Về mảng BĐS du lịch, sang năm có thể tạm dừng vì đang có một BĐS du lịch thừa. Trong khi ba năm, hai năm đại dịch thì các tài sản về BĐS du lịch này không thể đưa vào khai thác. Năm 2021 tổng sản lượng ngành Xây dựng lên đến 82 tỷ USD trên 22% tổng sản phẩm quốc gia, một ngành có tỷ trọng rất lớn đóng góp cho nền kinh tế.
Thị trường xây dựng và BĐS trong năm 2023 sẽ phát triển ở các lĩnh vực: Xây nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, bên cạnh đó là những dự án nhà ở đô thị đang triển khai dang dở và có thể có những dự án mới, có công trình công nghiệp đem lại nguồn việc rất lớn cho các Doanh nghiệp Xây dựng, song song đó là những công trình hạ tầng, là triển vọng của ngành Xây dựng Việt Nam.

nlntv-phatbieu-1671001197.jpg
Ông Nguyễn Tường Văn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phát biểu chào mừng Hội thảo

Riêng ngành dịch vụ xây dựng con số nhỏ hơn nhiều, nhưng tổng sản lượng này cho thấy ngành XD có một hệ sinh thái rất lớn gồm cả công nghiệp sản xuất VLXD, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ tư vấn thiết kế, tư vấn quản lý dự án, vận chuyển, bảo hiểm…
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng; Lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện liên quan thuộc Bộ Xây dựng; Đại diện các Bộ, Ngành liên quan: đại diện Hiệp hội kinh doanh BĐS, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội các Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các Hội nghề nghiệp liên quan; đại diện các ngân hàng trong nước và nước ngoài; đại diện Các Tổ chức quốc tế Ngân hàng Thế giới World Bank, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, các Tập đoàn, Tổng Công ty Xây dựng, Bất động sản, Các Doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác; Các Tổ chức kinh tế quốc tế JETTRO, JICA, EUROCHAM... cùng đồng hành và tạo ra những sáng kiến để thúc đẩy phát triển Ngành XD nói riêng và Ngành Kinh tế Việt Nam nói chung.

nlntv-hosyhung-1671001402.jpg
Ông Hồ Sỹ Hùng – Phó Chủ tịch, Uỷ Ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp

Để kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, thách thức, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội các năm tiếp theo, đặc biệt là năm 2023, Báo Xây dựng, Cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023”.

Theo Ban Tổ chức, Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung: Chính sách điều hành linh hoạt của Chính phủ; Sự thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp; Thúc đẩy tiến độ xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các công trình xây dựng trọng điểm... nhằm tạo động lực phát triển nền kinh tế VN.

NAM LÊ