Chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp bền vững Việt Nam

Võ Việt
Ngày 5/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (NN-PTNT), Công ty TNHH Nestle, Trưởng các nhóm công tác PPP ngành hàng, CEO các tập đoàn, Công ty đa Quốc gia, doanh nghiệp nông nghiệp trong nước, các cơ quan trực thuộc Bộ, tổ chức Hội nghị phát triển Ngành Nông nghiệp Việt Nam.
nong-nghiep-5-1670224686.jpg
Toàn cảnh buổi Hội nghị

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong chiến lược này, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “Chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”. Song song với mục tiêu duy trì , cải thiện năng suất, sản lượng, nền nông nghiệp cần phát triển tích hợp “đa giá trị” để tạo ra giá trị gia tăng thêm dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tổ chức kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu , chuỗi giá trị toàn cầu.

nong-nghiep-3-1670224686.jpg
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát biểu khai mạc

Tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Quá trình cơ cấu lại nông nghiệp cũng đưa ra ưu tiên cao trong phục vụ lợi ích của hộ nông dân quy mô nhỏ và người tiêu dùng, phát triển hợp tác xã gắn kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị. Việt Nam đã công bố cam kết quốc gia về trung hòa carbon vào năm 2050. Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho mục tiêu này, đồng thời đảm bảo lộ trình bền vững cho an ninh lương thực dài hạn của Quốc gia.

nong-nghiep-4-1670224686.jpg
Ông Binu Jacob - Giám đốc Nestle Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phục vụ 100 triệu dân Việt Nam mà còn nằm trong top 15 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu đến 190 quốc gia. Nền kinh tế toàn cầu mới đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất một cách có trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và giảm phát thải để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu với những nỗ lực phối hợp từ cả khu vực công và tư nhân. Cùng với sự hỗ trợ của các cơ chế phân phối quan trọng trong khu vực như Grow Asia, Việt Nam có thể vượt qua những thách thức khi trở thành một nền kinh tế mới nổi và thực sự đi đầu về tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp của mình.

nong-nghiep-2-1670224686.jpg
Bà Beverley Postma -  Giám đốc điều hành Grow Asia phát biểu tại Hội nghị.

Đại diện Grow Asia, bà Beverley Postma - Giám đốc điều hành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và trân trọng cam kết của Việt Nam đối với việc chuyển đổi hệ thống lương thực, được thể hiện qua sự lãnh đạo của Bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 44 gần đây. Bộ NN - PTNT và đối tác Nông nghiệp bền vững Việt Nam đã đặt nền móng vững chắc cho sự thành công của quan hệ đối tác nhiều bên trong ASEAN. Cùng nhau mở rộng quy mô các dự án có giá trị cao và xây dựng các lô trình mang tầm ảnh hưởng Quốc gia và khu vực thông qua sức mạnh hợp tác công tư tại Việt Nam và phát triển hơn thế nữa.

nong-nghiep-1-1670224686.jpg
Các lãnh đạo, chuyên gia ngành Nông nghiệp, tham gia chia sẻ tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, sau khi cập nhật chính sách của Việt Nam thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, tổng kết các hoạt động PPP thực hiện trong năm 2022, đối thoại Công – Tư về kỳ vọng của doanh nghiệp đối với các chính sách của Chính phủ để hỗ trợ khu vực tư nhân trong sự phát triển nông nghiệp xanh, giới thiệu Trung tâm đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm (FIH). Trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đại diện lãnh đạo một số tỉnh, cơ quan trực thuộc Bộ NN - PTNT đã ký kết bản ghi nhớ Hợp tác với Tổ chức Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia). Việc ký kết Biên bản ghi nhớ này giúp các bên tăng cường hợp tác theo hình thức Đối tác công ty (PPP) cho ngành nông nghiệp VN phù hợp với chủ trương, chiến lược của Chính phủ.

Nam Lê