Hà Nội: Khai hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024

Nam Lê
Sáng ngày 15/2/2024 (Mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề “Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện” nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn – chùa Hương (Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội).

Đất trời giao hòa, thảo mộc đâm chồi nẩy lộc, núi rừng và con người Hương Sơn Xuân Giáp Thìn lại có duyên lành mở rộng thiện tâm, đón mừng tao nhân mặc khách, thiện nam, tín nữ, trảy hội du Xuân về chiêm bái Hương Tích cổ động, nơi lưu dấu tích thơm của Đức Phật Bà Quán Âm.

Hương sơn thắng cảnh tuyệt trần ai
Thuỷ nhiễu sơn thanh tự cổ lai
Thị hiện Quan Âm thường cứu khổ
Đạo giao cảm ứng đẳng vô sai

a1111-1707974637.jpg
Người dân sắp lễ vào chùa từ sáng sớm để thắp hương và dâng lễ.
a22222-1707974853.jpg
Đội lân sư rồng múa chào mừng lễ hội.
a3333-1707975017.jpg
Các tiết mục chào mừng lễ hội.
a4444-1707975078.jpg
Các tiết mục chào mừng lễ hội.
a555555-1707975151.jpg
Các đại biểu TW giáo hội Phật Giáo Việt Nam. đại biểu Hà Nội cùng địa phương tham dự lễ khai hội.
a66666-1707975601.jpg
Du khách ngồi đò đi lễ trên dòng suối Yến.
a88888-1707975820.jpg
Thượng tọa Thích Viên Hiền đánh trống khai hội.

Hương Sơn, nơi có cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ, đâu đó thấp thoáng những mái ngói đỏ, những kiến trúc cổ kính, xen kẽ ẩn hiện trong núi rừng bao la. Không chỉ có cảnh sắc, nơi đây còn nổi tiếng với những hang động cổ xưa được thiên nhiên tạo hóa gắn liền với những huyền tích được lưu truyền trong dân gian từ bao đời như: Động Hương Tích, động Ngọc Long, động Người Xưa...Hương Sơn còn là thành tích Phật giáo của người con Việt, nơi Bồ tát Quán Thế Âm trác tích tu hành thành đạo. Cũng không biết tự bao giờ, hành hương chiêm bái, đính lễ Bồ tát đã dần trở thành một phần không thể thiếu của người đệ tử Phật, nhất là mỗi độ xuân về.

“Hương Sơn một giải lâm khê
Vân du giá hạc đi, về sớm hôm
Toà Sen ngự giữa Sơn môn
Nam Thiên đệ nhất, Động còn ngàn thu"

c1-1707976307.jpg
Các đại biểu thắp hương tại lễ hội.

Như chúng ta đều biết, hành hương trẩy hội mùa Xuân là nét đẹp của dân tộc Việt Nam vốn có từ ngàn xưa. Nét đẹp đó mãi mãi trường tồn trong thời gian và không gian vô tận. Chỉ trong lễ hội con người mới có dịp thăng hoa những biểu cảm nội tâm, những phẩm chất tốt đẹp của mình, con người mới có nhịp hòa nhập vào không khí chung lễ hội để tạo thành niềm vui chung của mỗi làng quê, của một vùng trong ngày lễ hội.

c2-1707976395.jpg
Các đại biểu cắt băng khánh thành triển lãm.
a77777-1707975622.jpg
Du khách tham quan trẩy hội tại chùa Hương Xuân 2024.

Kể từ khi vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đi tuần phủ phương Nam lần thứ 2 tới đây và Chư tiền Tổ chống Tích trượng khai sơn đến nay, trải qua 11 đời Tổ sư tục diệm truyền đăng, từ Tổ khai sáng đến cố Hòa thượng Thích Viên Thành nối tiếp nhau xây dựng hoằng dương chính pháp. Danh thắng và lễ hội chùa Hương ngày một mở rộng và phát triển trên một bình diện lớn. Khi các Tổ sư chống Tích trượng, dựng thảo am ở Hương Sơn là xây dựng nơi quy ngưỡng để “Chiêm giá khởi kính” đối với ngôi Tam bảo, tô bồi nơi danh lam của đất nước cho thế nhân thưởng ngoạn. Được như vậy là đã làm tròn trọng trách giữa đạo Phật và dân tộc, giữa đạo Phật và cuộc đời.

Trong những ngày lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn – Phật lịch 2568, Dương lịch 2024. Ban tổ chức lễ hội vinh dự được đón các quý khách trẩy hội du Xuân cùng toàn thể gia chung, có nhiều sức khỏe, tâm không phiền não, hàng ngày an vui làm việc, mong cho vận đáo hanh thông. “Phi long tại thiên”, “Cộng sinh đài cát”.

Lê Anh - Nam Lê