Giá vàng trong nước
Rạng sáng hôm nay, giá vàng trong nước giảm nhẹ và duy trì gần 67 triệu đồng/ lượng bán ra. Hiện tại, giá kim loại quý trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,12 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.
Giá vàng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,1 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào cao hơn 100.000 đồng nhưng bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.
Giá vàng Phú Quý SJC đang niêm yết mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,1 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng PNJ đang mua vào ở mức 66,6 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 67,15 triệu đồng/ lượng. Vàng Bảo tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 66,62 triệu đồng/ lượng mua vào và 67,08 triệu đồng/ lượng bán ra.
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ với vàng giao ngay giảm 4,7 USD xuống còn 2.029,6 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.036,5 USD/ ounce, giảm 5,1 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Báo cáo lạm phát cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,4% so với tháng 3 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế trước đó dự báo mức tăng 0,4% so với tháng 3 và tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI tháng 3 đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI cốt lõi tháng 4 (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động) đã tăng 0,4% so với tháng 3 và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức dự báo tăng 5,5% và so với mức tăng 5,6% trong báo cáo tháng 3.
Ngay sau khi báo cáo về CPI được công bố, thị trường đã thở phào nhẹ nhõm khi con số lạm phát không tăng cao hơn dự đoán. Tuy nhiên, sau khi phân tích dữ liệu, nhìn chung, các nhà giao dịch và nhà đầu tư cho rằng dữ liệu CPI mới này có thể sẽ không làm thay đổi quỹ đạo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường hiện đang tập trung vào báo cáo chỉ số giá sản xuất của Mỹ sẽ được công bố vào sáng thứ 5.
Một diễn biến khác tác động đến thị trường diễn ra trong tuần này là cuộc gặp của Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cùng các nhà lãnh đạo quốc hội khác để thảo luận về việc tăng hoặc giữ trần nợ công của Mỹ. Cuộc gặp đã không đạt được thỏa thuận nào nhưng các nhà lập pháp và tổng thống sẽ họp lại vào thứ 6. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gần đây cho biết chính phủ Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu trần nợ không được nâng lên. Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nào của Mỹ được đưa ra trong tháng 5, thì sự lo lắng trên thị trường chung sẽ tăng lên.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc đang mở rộng dự trữ vàng và có thể sẽ từ bỏ đồng USD. Nigel Green of deVere Group cho biết điều này có thể xảy ra sau khi có tin rằng dự trữ vàng của Trung Quốc tăng 8,09 tấn trong tháng 4. Tổng kho dự trữ vàng ở Trung Quốc đạt 2.076 tấn sau khi quốc gia này bổ sung 120 tấn trong 5 tháng tính đến tháng 3. Trong lịch sử, Trung Quốc là quốc gia mua trái phiếu của Mỹ lớn. Tuy nhiên, nhu cầu trái phiếu đã hạ nhiệt khi Bắc Kinh chuyển sang vàng.
Nhìn về dài hạn, Bloomberg Intelligence mới đây cho biết trong báo cáo triển vọng tháng 5 của mình rằng, vàng đang tìm cách vượt trội so với các mặt hàng khác, bao gồm cả bạc, trong năm nay khi nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ gia tăng. Kim loại màu vàng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay, đưa tỷ lệ vàng-bạc lên cao hơn.
Với giá vàng trong nước giảm và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.029,6 USD/ounce (tương đương gần 57,8 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện khoảng trên 9 triệu đồng/ lượng.