Độc đáo Lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Đầu tháng 10/2024, đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ rộn ràng bước vào mùa Lễ hội Katê. Trong đó, tại đền Pô Nưgar ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước được chọn là nơi tổ chức lễ hội Katê năm nay với hơn 50.000 đồng bào Chăm sinh sống.

Lễ hội Katê tại đền Pô Nưgar không chỉ phản ánh sinh hoạt của cộng đồng người Chăm mà còn là nơi lưu giữ và phô diễn các sắc thái văn hóa đặc sắc, sự giao thoa giữa văn hóa Chăm và Raglai.

nhndpn1-1728006986.JPG
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận thay mặt lãnh đạo tỉnh chức mừng lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm

Tương truyền, nữ thần Pô Nưgar đã có công dạy người Chăm trồng bông, dệt vải, trồng trọt, chăn nuôi xây dựng cuộc sống gia đình no ấm. Tại lễ hội này, người Chăm ở khắp nơi mang theo lễ vật đi cúng lễ để cầu mong một năm mới sức khoẻ, công việc làm ăn phát đạt.

Phát biểu chung vui với bà con tại buổi Lễ, ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: “Lễ hội Katê với những giá trị độc đáo đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đó là sự đóng góp của đồng bào Chăm, của văn hóa Chăm vào nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Do đó, các vị chức sắc, cũng như cộng đồng người Chăm tiếp tục giữ gìn, phát huy giá trị độc đáo của Lễ hội Ka tê cũng như các lễ hội khác của đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”. 

dong-chi-pham-van-hau-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-chu-tich-hdnd-tinh-ninh-thuan-dong-chi-chamalea-thi-thuy-uy-vien-thuong-vu-tinh-uy-truong-ban-dan-van-tinh-uy-du-le-hoi-1728006986.jpg
Các đại biểu tham dự lễ hội Katê

Ông Phạm Văn Hậu đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục có những việc làm thiết thực, cụ thể để đồng hành bảo tồn văn hóa Chăm, bảo tồn và phát triển lễ hội Katê xứng tầm với giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là Lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn để tưởng nhớ các vị thần linh, ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Trong niềm hân hoan, phấn khởi khi vừa thu hoạch lúa Hè – Thu được mùa, được giá; tại nhà bà La Thị Thu ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận luôn rộn rã tiếng cười. 

gia-dinh-ba-la-thi-thu-o-thon-huu-duc-xa-phuoc-huu-huyen-ninh-phuoc-ninh-thuan-lam-cac-loai-banh-truyen-thong-dang-len-ong-ba-to-tien-dip-le-hoi-kate-1728006986.jpg
Mùa màng bội thu cũng là lúc người dân sắm sửa lễ cúng tươm tất hơn

Bà La Thị Thu cho biết thêm về không khí đón Lễ hội Katê tại gia đình: “Gia đình đón Katê năm nay rất đầm ấm, con cái trưởng thành, công việc ổn định. Riêng vụ lúa vừa thu hoạch được giá và đạt năng suất nên gia đình làm lễ Katê rất tươm tất: làm bánh tét, bánh thuẫn, làm đủ thứ bánh theo phong tục người Chăm. Ngày Katê con cháu tập trung đông đủ, cúng bái tổ tiên ông bà’’.

chuong-trinh-van-nghe-mua-cong-dong-chao-don-le-hoi-kate-2024-tai-lang-cham-huu-duc-xa-phuoc-huu-huyen-ninh-phuoc-ninh-thuan-1728006986.jpg
Múa cộng đồng đặc sắc của người Chăm ở Ninh Thuận

Chào đón Lễ hội Katê năm nay, người dân thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận cũng đã dàn dựng chương trình văn nghệ, múa cộng đồng với sự tham gia của hơn 350 diễn viên không chuyên đã tạo nên một bầu không khí rộn ràng trước Lễ hội Katê.

hoat-dong-tai-le-hoi-5-1728006986.jpg
Chương trình văn nghệ kể chuyện về Làng Chăm

Hòa trong không khí đón mừng Lễ hội Katê, các nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước làm việc không dứt tay, cố gắng làm ra nhiều sản phẩm mang đậm nét văn hóa Chăm như: tạo ra một không gian văn hóa gốm, với nhà tranh, vách đất để du khách hiểu thêm về đời sống, phong tục, tập quán, cũng như việc bảo tồn bản sắc văn hóa của người Chăm, tạo ấn tượng cho du khách khi đến tham quan tại làng nghề gốm. 

hoat-dong-tai-le-hoi-2-1728006986.jpg
Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao tại lễ hội Katê 2024
Danh Trần