Những lưu ý quan trọng đối với các ‘bác tài’ mới lái xe

Theo quy định mới nhất Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt với lỗi chạy quá tốc độ đối với cả xe máy lẫn ô tô đều được điều chỉnh tăng. Với hành vi vi phạm này, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền lên tới 12 triệu đồng và tước bằng lái 4 tháng. Vì vậy, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần lưu ý đến nhiều loại biển báo tốc độ khác nhau.

Biển báo khu đông dân cư

bien-bao-420-421-1653652434.jpg
Biển báo khu đông dân cư

Đây là loại biển báo phổ biến trong hệ thống biển báo tốc độ, có hiệu lực từ vị trí đặt biển đối với tất cả các tuyến đường trong khu đông dân cư đến vị trí đặt biển báo “hết khu đông dân cư”.

Khi tham gia điều khiển phương tiện trong khu đông dân cư, tốc độ quy định cho từng loại phương tiện như sau:

- Xe cơ giới chạy trên đường đôi có giải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa 60km/h.

- Các phương tiện chạy trên đường 2 chiều không có giải phân cách, đường một chiều có một làn xe cơ giới được chạy tối đa 50km/h.

- Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự được chạy tối đa 40km/h.

Biển báo “Đoạn đường thường xuyên giám sát tốc độ”

bien-bao-toc-do-5dfc-1653651698.jpg
Biển báo đoạn đường thường xuyên giám sát tốc độ

Đây là biển báo thường cắm ở vị trí đường thẳng, thoáng, thông báo người tham gia giao thông cần giảm tốc độ vì thường có lực lượng Cảnh sát giao thông trực tiếp giám sát.

Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60

50

Theo Điều 9 của Thông tư này, tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Biển báo tốc độ tối đa

bien-bao-toc-do-tinxe-b439-1653651699.jpg
Biển báo tốc độ

- Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”: cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển báo, trừ các loại xe ưu tiên.

- Biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép”: kể từ biển này, các xe được phép chạy nhanh hơn nhưng vẫn nằm trong tốc độ tối đa đã quy định.

- Biển số DP.135 “Hết tất cả lệnh cấm”: Biển có giá trị báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực.

- Biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”: Kể từ biển báo này, các xe được chạy với tốc độ tối đa theo quy định.

Võ Việt