Tín ngưỡng thờ vật (Totem)

Vật Tổ là một tín ngưỡng cổ xưa nhất của Nhân loại. Theo các nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX về phong tục tín ngưỡng Dân tộc Việt, nhiều Học giả trong nước và quốc tế cho rằng thời cổ đại, người Việt thờ Vật Tổ là Giao Long. Ngày nay, không ít học giả căn cứ vào thư tịch cổ viết về Giao Long ở sông Dương Tử mà suy luận một cách mơ hồ Giao Long chính là loài cá sấu cổ hiện còn sống ở sông Dương Tử. Theo L.Aurousseau thì giống cá sấu lớn ấy mình dài đến 5, 6 mét, tiếng Pháp gọi là alligator. Giống cá sấu nhỏ chỉ có ở miền Hoa Nam và ở Ấn Ðộ Chi Na thì chữ Hán gọi là ngạc ngư, tiếng Pháp gọi là crocodile.

Theo một số học giả Phương Tây lý giải cho rằng người Hán gọi là alligator là Giao Long, cách lý giải này cũng không rõ căn cứ ra sao. Cũng những học giả này giải thích là người Việt gọi crocodile là Thuồng luồng, mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là Giao Long. Tuy vậy, sự suy luận này không có căn cứ thuyết phục về Cổ sinh học, có một lẽ tức cười là dùng chữ La tinh để suy ra dân Việt gọi là Thuồng Luồng, thứ chữ mà ngay một số học giả Việt còn không biết huống chi là người dân Việt trước 1945 có đến 90% là mù chữ, vậy nên Giao Long hay Thuồng Luồng hẳn là hai con vật cổ xưa có thật, hoặc đã tuyệt chủng, hoặc vẫn còn sót lại ở một nơi hoang vu, sâu thẳm nào đó trong rừng nguyên sinh hoặc biển xa. 

giao-long-1692236918.png
Hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn được một số học giả cho là Giao Long

Khi khả năng thám hiểm độ sâu và thiết bị chụp ảnh, video kỹ thuật cao phổ cập hơn chắc chắn chúng ta sẽ được biết sự thật về hai con vật này cũng như nhiều giống loài tưởng đã tuyệt chủng trên trái đất.

Có một sự thật trong nghiên cứu tín ngưỡng là nếu CÁ SẤU là vật tổ của người Giao Chỉ (Tên gọi chung cho Bách Việt, sau mới thành tên riêng chỉ vùng đất Việt Nam và người Lạc Việt) thì sự thờ cúng phải có kế thừa, không thể vì một lý do nào lại không tiếp tục thờ cúng VẬT TỔ, đã là vật tổ hẳn không ai dám xâm phạm, như người Ấn Độ thờ bò, thờ khỉ,… Khỉ được sống tự do, phát triển rất đông tại Ấn Độ, quấy phá tất cả cuộc sống người dân. Chính Phủ Ấn Độ phải giao cho cảnh sát từng khu vực trách nhiệm giữ trật tự của Khỉ. 

Những con khỉ quấy phá quá mức thì bị bắt thả về rừng sâu, tuy nhiên không có một ai dám đánh, giết khỉ vì tin khỉ là hậu duệ của Thần HINDU. Sự tín ngưỡng này không riêng ở Ấn Độ, nhiều dân tộc trên thế giới cũng như một số dân tộc thiểu số Việt Nam khi đã thờ con gì, cây gì thì đều kiêng không ai dám động chạm đến. 

Sách Lễ Ký của Khổng Dĩnh Đạt đời Đường chú thích : “Giao Chỉ là hình dung từ về người Man khi năm trở đầu ra ngoài, hai chân gác chéo vào nhau". Sách Hậu Hán thư của Lưu Tống lại giải thích theo cách khác: “Vì tục con trai, con gái cùng tắm một sông nên gọi là Giao Chỉ”. Đỗ Hựu đời Nhà Đường có ghi trong sách Thông Điền quyển 182, phần châu quận 14 là: “Giao Chỉ là ngón chân cái mở rộng, nếu hai chân cùng đứng thì hai ngón cái giao vào nhau”. Đây là lần đầu tiên sách cổ ghi cách giải thích như vậy, rồi sau như là một cách giải thích chính thức tên Giao Chỉ. Nhân chủng học lại cho thấy ngón chân cái bị vẹo, choạc rộng là một tật có ở tất cả các giống người, nhưng không phải ai cũng bị. Vậy nên cách giải thích Giao Chỉ là ngón chân bị tật choạc ra thỉnh thoảng mới có không thể là cách gọi tên một dân tộc. 

Hán tự viết chữ Giao là Giao Chỉ, Giao là Giao Long. Nguyên xưa cách gọi như vậy là thông dụng, nên tên Giao Chỉ do người Hán gọi chung cho vùng cư trú của người Việt có liên quan đến tục thờ Giao Long của nhiều tộc người Việt ở nam sông Dương Tử. Giao Long vẫn là một con vật tiền sử, chưa rõ như thế nào. 

Thư tịch cổ nước ta gọi là Thuồng Luồng, được tả như một con rắn lớn, nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam có miếu thờ Thần Thuồng Luồng. Sách cổ ghi chép nhiều, nhưng ở thời cận đại đến nay, chưa có ai nhìn thấy Thuồng Luồng trông ra sao cả. Sách Hoài Nam Tử, thiên “Ðạo ứng” ghi như sau: “Ðất Kinh có người tên là Thứ Phi, được bảo kiếm ở đất Can Ðội, khi đi về qua sông Giang (Dương Tử), đến giữa sông nổi sóng lớn, có hai con giao long vây lấy thuyền... Thứ Phi nhảy xuống sông đâm giao, chặt được đầu, người trong thuyền đều sống cả”. Sách Tiền Hán thư, “Vũ Ðế kỷ” viết chuyện Hán Vũ Ðế từ sông Tam Dương đi thuyền ra sông Dương Tử, tự bắn được con giao long ở giữa sông. Cao Dụ chú giải con Giao long được dẫn trong sách Hoài Nam Tử nói rằng: “Da nó có từng hột (vẩy dày), người đời cho miệng nó là miệng gươm đao”. Nhan Sư Cổ dẫn lời Quách Phác viết con Giao Long trong Tiền Hán thư rằng: “Con giao hình như con rắn mà có bốn chân, cổ nhỏ... giống lớn to đến mấy ôm, sinh trứng to bằng một hai cái hộc, có thể nuốt người được”. 

Kênh National Geographic do VTV ngày 28/2/2014 phát có phim khoa học MOST AMAZING MONTS về một ngôi đền ở miền Bắc Ấn Độ, trong đền có 15.000 (Mười lăm nghìn) con chuột được nuôi, ở chung với tất cả mọi người, được ăn, uống trước mọi người vì theo tín ngưỡng ở đây, chuột là hậu duệ của Vị Thần thờ tại đền. Vậy nên cứ lý mà suy thì người Lạc Việt và các tộc người thuộc Bách Việt xưa vẫn săn bắn, ăn thịt cá sấu đến mức nay sông Dương Tử, Trung quốc không còn mấy cá thể  cá sấu nữa. Sự việc này để thấy rằng trong tâm thức người Việt “Cá Sấu” không phải Tổ linh thiêng nên ăn thịt được, sự suy luận của các học giả là Totem của người Việt là không có lozic. 

Còn ở miền Bắc Việt Nam là đất cổ của người Lạc Việt còn giữ vững độc lập tự chủ đến ngày nay thì không thấy con cá sấu nào, nhưng dọc các sông lớn ở đây vẫn còn rải rác các đền thờ Thuồng Luồng. Truyền thuyết cũng có nhiều truyện nhắc đến Giao Long như truyện sự tích hồ Ba Bể. Đây là logic của tín ngưỡng, tôn giáo mà các học giả không mấy ai xét thấy. Trong các thư tịch cổ của Trung quốc cũng như Việt Nam cũng không thấy nơi nào có đền thờ cá sấu? Vậy thì Giao Long tuyệt nhiên không thể là cá sấu như các học giả Phương Tây suy diễn được. Giao Long, có thể là một sinh vật biển có vẩy, giống rắn, rất to lớn, có chân, hoặc không có chân, dữ tợn,… sống ở biển. Đến gần đây, vẫn còn được một số lão Ngư dân vùng ven biển miền Trung Việt Nam kể lại. Đáng lưu ý là những Lão Ngư dân này ở những địa điểm xa nhau, không có quan hệ gì, nhưng sự mô tả tương đối giống nhau về họ đã từng nhìn thấy Giao Long ở biển khơi. Thuồng Luồng cũng vậy, gần như không có ai nhìn thấy. Ngày nay, loài quái vật có tên là Thuồng Luồng chỉ còn ghi trong truyện cổ tích, kể trong truyền thuyết. Tuy vậy, ở các vùng ven sông lớn, hồ lớn có vực nước sâu ở miền Bắc Việt Nam thường có miếu thờ Thuồng Luồng. Hẳn cổ xưa, đã có một sinh vật ở nước ngọt rất to lớn, hung dữ,… nên dân chúng các nơi này sợ hãi mà làm miếu thờ.

Vậy nên Giao Long dứt khoát không phải là cá sấu, Thuồng Luồng cũng vậy, đây có thể là một loài lưỡng cư cổ vừa giống mực vừa giống rắn, là một giống loài khủng long tiền sử, nay đã tuyệt chủng hoặc vẫn còn sót lại ở biển sâu hoặc rừng rậm nguyên sinh nơi con người chưa biết đến. Xem hình khắc mấy con vật tựa như sự mô tả của sách cổ trên rìu đồng, ta thấy Giao Long không phải là cá sấu. 

Hy vọng trong tương lai, cổ sinh học sẽ phát hiện được xương hóa thạch, hoặc giả còn bắt được con nào còn sót lại trong những vực sâu của sông Đà, hồ Ba Bể,… chẳng hạn. Các chương trình khoa học của Mỹ như National Geographic, Discovery,… phát qua VTV cho thấy trong các khu rừng nguyên sinh và ở những sông hồ lớn ngày nay ở Việt Nam cũng như trên Thế giới còn nhiều sinh vật bí ẩn tồn tại mà con người chưa biết đến. Trong khi chưa có minh chứng rõ rằng, chỉ tạm coi Giao Long và Thuồng Luồng là hai loài sinh vật cổ, to lớn, ở dưới nước, như truyền thuyết miêu tả, nhưng chắc chắn là những động vật có thật đã từng hiện diện sống trên trái đất. 

Theo hình vẽ khắc trên trống đồng được các học giả suy diễn là Giao Long rồi từ Giao Long ra cá sấu hẳn sẽ thấy chình con vật lại có “Sừng” (?), như vậy cũng không thể là cá sấu. Đây là hình vẽ một con vật đã tuyệt chủng từ lâu, cần nhớ rằng người cổ vẽ hình rất trung thực về cơ bản giống với sự thật. Những năm 90 của thế kỷ XX, ngay tại Việt nam đã phát hiện được nhiều loài động vật tưởng đã tuyệt chủng từ lâu như bò, tê giác một sừng, sao la, mang, một số loài cá,…Đến nay, tại Việt Nam cũng như thế giới vẫn tiếp tục có những phát hiện về các loài được cho rằng đã tuyệt chủng. 

Hiện tượng bên ngoài bề mặt tầu vũ trụ APLO của Mỹ sau khi từ vũ trụ trở về phát hiện có nhiều vi khuẩn không có tên ở sinh quyển trái đất là một vấn đề gây tranh cãi lâu dài hàng chục năm qua của giới khoa học thế giới. Hy vọng trong tương lai không xa, với các phương tiện khoa học thám hiểm tiến tiến, chúng ta sẽ tìm được những sinh vật cổ xưa vẫn còn sinh sống ở những nơi rừng rậm hoang vu hay ở những vực sâu dưới biển, dưới sông trên Trái Đất.

PV