nhà văn hóa
Cao Xuân Dục (1) - một mẫu hình trí thức lớn trong một chuyển động lịch sử từ trung đại sang hiện đại (Phần 1)
Một trí thức có mẫu hình chung hàng nghìn năm trong xã hội Việt Nam, đứng ở hàng đầu tứ dân: sĩ, nông, công, thương. Có tên chung là kẻ sĩ, hoặc Nho sĩ. Có chung một nền móng tri thức và đạo lý, được đào tạo quy củ nơi “cửa Khổng sân Trình”; cả về lý thuyết - rút từ kinh điển Nho gia (Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách gia chu tử...) và thực tiễn (hành vi, ứng xử), để tiến lên thì làm quan, lùi về thì làm thầy: nho, y, lý số... Họ trở thành một tầng lớp đáp ứng nhu cầu xây dựng thể chế chính trị, kiến tạo gương mặt văn hóa của dân tộc trong hàng ngàn năm. Qua các triều đại và những thịnh suy của đất nước, họ chịu những áp lực lớn để tìm một chỗ đứng trong những giao tranh hoặc phân hóa của xã hội.
Nhà văn hóa lớn, nhà thơ Lê Thánh Tông (Phần 1)
Sinh năm 1442, sau chiến thắng giặc Minh 15 năm, đúng vào năm Nguyễn Trãi nhận án tru di tam tộc; lên ngôi năm 1460, vào tuổi 18, khi triều đình truất bỏ Nghi Dân, hai thời điểm mang tính bị kịch, in dấu ấn lịch sử và có tác động quan trọng vào cốt cách và sự nghiệp Lê Thánh Tông.
Khí phách và nhân cách Chu Văn An
Kể từ Chu Văn An, lịch sử dân tộc đã qua biết bao triều đại, biết bao tang thương dâu bể; đặc biệt là cuộc xâm lăng và ách đô hộ của giặc Minh, trong hai mươi năm, với chủ trương tàn sát về văn hóa, sao cho “một mảnh một chữ” cũng đều “phải đốt hết”, “một mảnh một chữ” cũng đều không được phép “để sót lại”, như được ghi trong Việt kiệu thư quyển II, tờ 25a.