Nữ tiến sĩ ‘giả trai’ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam dạy học từ xa là ai?

Theo Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, bà Nguyễn Thị Duệ (hiệu là Diệu Huyền) sinh ngày 14/3/1574 trong gia đình nhà nho nghèo ở tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ sinh ra vào thời điểm loạn lạc Nam Bắc triều - Vua Lê - Chúa Trịnh đánh nhau với nhà Mạc. Bà sớm phải chịu cảnh mồ côi mẹ nhưng được cha nuôi dưỡng rất chu đáo.

Năm 1594, khi nhà Mạc mở khoa thi hội, bà cùng với thầy dạy học dự thi và đỗ thủ khoa trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Tròn 20 tuổi, bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.

Để được đến trường, bà đã xin cha cho giả trai, đổi tên thành Nguyễn Văn Du. Nguyễn Văn Du đẹp trai, nước da trắng hồng, tiếng nói lại dịu dàng nên thường bị bạn bè trêu trọc là ‘ái nam ái nữ’.

Về sau, sức học giỏi giang của Du khiến những đã người từng trêu bà đều phải nể nang, ngưỡng mộ. Mới 9 tuổi Du đã thuộc làu kinh sử, thông thạo thơ phú cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, nhưng sở trường nghiêng về văn Nôm.

@nhanlucnhantai Nữ tiến sĩ ‘giả trai’ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam dạy học từ xa là ai? #nlntv #nutiensi #nutiensigiatrai #lichsuvietnam #banguyenthihue #dieuhuyen #haiduong ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Ban Media