Các loại rau quen thuộc với chị em nội trợ, nhưng liệu các chị em đều biết công dụng hỗ trợ mụn không?
Vậy những loại rau đó là rau gì?
Rau càng cua
Vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc, hành ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện… Trị mụn nhọt do can hỏa độc, mụn nhọt mới sưng nóng đỏ đau, huyết nhiệt mụn trứng cá, đinh râu, đầu ngón tay chín mé sưng đau, mụn hạch, polip đại tràng do huyết thực nhiệt. Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, bóp dấm ăn, ăn kèm với cua, cá.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi chưa thành phần rất tốt cho da như vitamin A3, B3, vitamin C cùng một số chất khác như saponin, sắt… khi sử dụng sẽ giảm viêm, kháng khuẩn và loại bỏ mụn. Hàm lượng sắc tố coratene dồi dào, đem đến vẻ hồng hào cho làn da.
Công thức:
- Lá mồng tơi xay nhuyễn, ép lấy nước cốt.
- Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào chung với hỗn hợp này sau đó làm sạch da mặt và đắp lên vùng da bị mụn.
- Sau khoảng 15 phút bạn hãy rửa lại mặt với nước sạch.
Mỗi tuần thực hiện việc đắp mặt nạ rau mồng tơi và muối đều đặn 2-3 lần, lượng mụn trên da sẽ giảm đi rõ rệt và lỗ chân lông cũng se khít.
Rau diếp cá
Vị cay, mùi hơi tanh của cá, tính mát, hơi có độc. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ mụn trĩ... Dùng rất tốt cho thanh thiếu niên người nóng nhiệt nổi mụn nhọt, trứng cá, đinh râu, trĩ mụn nhọt hậu môn, mụn lở ngứa làm độc... Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, xay ép nước uống, hoặc sắc nước uống.
Rau mùi tàu
Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa ở vùng mặt thì lấy rau mùi tàu tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi.
Với người lớn bị mụn bọc và mụn trứng cá thì lấy 1 muỗng nước ép trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người có da khô.