Những hình tượng hổ kỳ lạ trong mỹ thuật cổ Việt Nam

Trong dân gian, hình tượng hổ được sùng bái và tôn thờ bởi vóc dáng oai linh đầy sức mạnh. Theo dòng chảy văn hóa, hình tượng hổ đã đồng hành và đóng góp nét đặc sắc vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-01-1642650908.jpeg

Những hình ảnh đặc sắc về hình tượng hổ trải dài trên 2.000 nghìn năm của lịch sử mỹ thuật Việt Nam đang được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Triển lãm với chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" bao gồm trên 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc đã mang đến cho công chúng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ đặc sắc và  những hình dáng hổ kỳ lạ, hiếm gặp.

 
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-02-1642650940.jpeg
Hình tượng hổ trong nghệ thuật thời kỳ 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Trong ảnh là chiếc bình hình thú/hổ tử, cách nay khoảng 2.000 năm. Hổ tử là tên loại bình này vì được tạo hình giống con hổ với quai xách trên lưng, miệng hướng lên trên.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-03-1642650962.jpeg
Hình tượng hổ trong các khu lăng mộ. Trong ảnh là bức tượng hổ chế tác từ đá, thế kỷ 17. Từ thời Trần, hổ xuất hiện khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong đồng thời được xem là linh thú trấn yểm bảo vệ các lăng mộ.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-04-1642650982.jpeg

Tượng hổ đá lăng mộ Trần Thủ Độ, có niên đại từ năm 1264. Hình tượng hổ trong tư thế nghỉ ngơi, tự nhiên nhưng đầu ngẩng cao quan sát, sẵn sàng chồm dậy. Các chân gấp lại đưa về sau, đuôi dài tạo hình với khối vuông khỏe khoắn. Thân hình được thể hiện bằng mảng khối căng mạnh mẽ, bố cục chặt chẽ, vững chãi, tạo khối đơn giản nhưng sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh.

nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-05-1642651011.jpeg

Những hình tượng hổ khái quát tại lăng mộ thời Lê - Trịnh. Thông thường vị trí đặt tượng hổ ở phía ngoài cùng, cách xa các cặp tượng voi, ngựa, quan hầu khác.

nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-06-1642651027.jpeg

Hình tượng hổ trong tranh dân gian Hàng Trống.

nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-07-1642651067.jpeg
Hình tượng hổ trong điêu khắc đình làng. Trong ảnh là gạch trang trí hình hổ, sóng nước thế kỷ 13 - 14.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-08-1642651078.jpeg
Gạch trang trí hình hổ thế kỷ 16.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-09-1642651109.jpeg

 Đình làng là công trình kiến trúc cổ đặc sắc của Việt Nam được bảo tồn khá nguyên vẹn. Hổ trong đình làng thường không phải là tác phẩm độc lập mà tham gia vào các hoạt cảnh sinh động. Trong ảnh là tượng hổ gốm Bát Tràng, niên hiệu Cảnh Hưng 1740 - 1786.

nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-10-1642651158.jpeg

Bốn khối tượng hổ cắp mồi được trang trí trên nắp thạp đồng Vạn Thắng, cách ngày nay 2.000 - 2.300 năm.

nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-11-1642651172.jpeg

Bích đồng niên đại thế kỷ 1 - 3. Được trang trí hình 4 thần thú gồm: Thanh Long; Bạch Hổ; Chu Tước; Huyền Vũ. Hình hổ có người cưỡi trên lưng.

nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-12-1642651205.jpeg
Hình tượng hổ trên gốm Chu Đậu, Hải Dương thế kỷ 15.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-13-1642651216.jpeg
Trang trí hình hổ đang đuổi bắt ngựa trên lưng có cắm cờ hiệu, trên thạp gốm hoa nâu thế kỷ 13 - 14.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-14-1642651249.jpeg
Ngũ hổ trong tranh dân gian Hàng Trống.
nhung-hinh-tuong-ho-ky-la-trong-my-thuat-co-viet-nam-15-1642651264.jpeg
Vải thêu hình hổ, đầu thế kỷ 20.